Kết quả kinh doanh ảm đạm các ông lớn ngành xây dựng

Trần Anh Thứ năm, 05/08/2021 - 14:24

Làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 và giá vật liệu xây dựng tăng mạnh đang khiến các doanh nghiệp xây dựng gặp nhiều khó khăn để đạt mục tiêu lợi nhuận đề ra trong năm nay.

Nhiều công trình bị tạm dừng xây dựng do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Công ty Xây dựng Coteccons công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2 với doanh thu thuần giảm 36%, lợi nhuận sau thuế giảm 71% cùng kỳ, lần lượt còn 2.550 tỷ đồng và 44,9 tỷ đồng. Đây là quý có lợi nhuận thấp nhất trong 5 năm gần nhất của doanh nghiệp xây dựng lớn nhất cả nước.

Không chỉ doanh thu sụt giảm mạnh, biên lợi nhuận gộp quý này của Coteccons chỉ còn 5,3%, thấp hơn đáng kể so với mức 6,1% của doanh nghiệp xây dựng cùng ngành - Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Coteccons đạt 5.119 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 99,4 tỷ đồng, giảm lần lượt 32% và 65% cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch năm, công ty mới hoàn thành gần 1/3 chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.

Những cam kết chuyển mình và kế hoạch phát triển của Coteccons sau khi thay đổi ban lãnh đạo gặp trở ngại lớn bởi dịch Covid-19 và giá vật liệu xây dựng tăng mạnh. Do đó, công ty chưa mở rộng đầu tư mà quay trở lại với chiến lược an toàn tích lũy tiền mặt.

Tính đến 30/6, Coteccons có 3.667 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, tăng 8% so với đầu năm. Công ty vẫn không có vay nợ tài chính và tiếp tục là một trong những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh nhất trên sàn chứng khoán.

Cùng chung tình cảnh, Công ty Đầu tư Xây dựng Ricons đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021 với doanh thu thuần đạt 1.826 tỷ đồng, tăng nhẹ 10% so với cùng kỳ. 

Tuy nhiên, lợi nhuận gộp giảm 27% so với cùng kỳ xuống còn 70 tỷ đồng. Ngoài áp lực chi phí nguyên vật liệu, các chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng vọt 49% lên mức hơn 42 tỷ đồng.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý 2 ghi nhận giảm 44% xuống còn hơn 33 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, Ricons đạt 3.042 tỷ đồng doanh thu thuần. Khấu trừ chi phí, công ty báo lãi ròng giảm 38% xuống còn xấp xỉ 57 tỷ đồng.

Một ông lớn khác trong ngành xây dựng là Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cũng có kết quả kinh doanh kém tích cực trong nửa đầu năm 2021.

Trong quý 2, Hòa Bình ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.179,5 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp là 195 tỷ đồng giảm 16,7%. Bên cạnh đó, công ty ghi nhận lỗ 25,1 tỷ đồng trong hoạt động tài chính.

Kinh doanh không khả quan, Hòa Bình ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng nhờ lãi từ hoạt động khác. Các khoản thu nhập khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại giảm giúp Hòa Bình báo lãi 58,4 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng, Hòa Bình ghi nhận doanh thu đạt 5.442,6 tỷ đồng, đi ngang. Lợi nhuận sau thuế là 67,4 tỷ đồng. Dù đã cải thiện hơn so với năm 2020, song sau 6 tháng, công ty mới hoàn thành 40% kế hoạch doanh thu và 28,9% kế hoạch lợi nhuận.

Tính đến ngày 30/6, các khoản phải thu ngắn hạn có giá trị 11.000 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,3% so với đầu kỳ và chiếm 68% tổng tài sản. Hòa Bình tiếp tục duy trì các khoản nợ vay ngắn hạn là 4.398 tỷ đồng còn nợ vay dài hạn là 140 tỷ đồng.

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình trúng thầu nhiều dự án mới

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình trúng thầu nhiều dự án mới

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa trúng thầu thêm 3 dự án mới, nâng tổng giá trị trúng thầu của Hòa Bình trong những ngày đầu tháng 7 lên gần 1.900 tỷ đồng.
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình trúng thầu nhiều dự án mới

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình trúng thầu nhiều dự án mới

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa trúng thầu thêm 3 dự án mới, nâng tổng giá trị trúng thầu của Hòa Bình trong những ngày đầu tháng 7 lên gần 1.900 tỷ đồng.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  48 phút

Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  1 giờ

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  1 giờ

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Doanh nghiệp -  23 giờ

Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  23 giờ

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Tài chính -  10 phút

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

Diễn đàn quản trị -  29 phút

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  48 phút

Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  1 giờ

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  1 giờ

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  1 giờ

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.