Tài chính
Khách hàng giảm gửi tiền vào ngân hàng Bưu điện Liên Việt
Báo cáo tài chính của ngân hàng Bưu điện Liên Việt cho thấy, tổng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng này đã giảm gần 19.000 tỷ đồng trong quý 3 vừa qua.
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa có quý báo cáo kết quả kinh doanh kém khả quan. Theo đó, lợi nhuận sau thuế trong quý 3 của ngân hàng chỉ đạt 280 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, ngân hàng đạt lợi nhuận 826 tỷ đồng, giảm 27%.
Từ đầu năm đến nay, quy mô tín dụng của LienVietPostBank tăng 15% lên trên 115.000 tỷ đồng. Trong khi đó tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng lại giảm gần 1.000 tỷ đồng so với đầu năm, còn 127.541 tỷ đồng. Nếu so với báo cáo quý 3, tiền gửi của khách hàng đã giảm đến 19.000 tỷ đồng.

Giải trình của ngân hàng cho biết, huy động vốn đã và đang dịch chuyển sang hướng bán lẻ nhằm tăng tính ổn định, bền vững nhưng trong ngắn hạn chi phí đầu vào sẽ tăng cao.
Kết quả là thu nhập lãi thuần của ngân hàng suy giảm. Riêng quý vừa qua, thu nhập lãi thuần đạt 1.266 tỷ đồng, giảm hơn 7% so với mức 1.361 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng, thu nhập lãi thuần đạt gần 3.590 tỷ đồng, giảm 8% so với năm ngoái.
Cuối tháng 8 vừa qua, ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD, kỳ hạn 03 năm với JPMorgan Chase Bank, Chi nhánh Singapore. Khoản vay sẽ giúp bổ sung nguồn ngoại tệ trung dài hạn, cải thiện cơ cấu huy động và đáp ứng một phần nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp trong nước.
Để vay được 50 triệu USD, LienVietPostBank đã phải thế chấp 7 trái phiếu Chính phủ mà ngân hàng mua từ các đợt phát hành của Kho Bạc Nhà Nước. Tổng giá trị các trái phiếu này là 1.449 tỷ đồng, cao hơn gần 50% so với giá trị khoản vay từ JP Morgan Chase.
Trong khi mảng kinh doanh lõi không thuận lợi, LienVietPostBank phải bù đắp cho những khoản lỗ ở mảng kinh doanh khác. Ngân hàng báo lỗ kinh doanh ngoại hối 21,2 tỷ đồng đồng thời báo lỗ 57,3 tỷ đồng từ các hoạt động khác trong quý vừa qua. Tính từ đầu năm 2 khoản này đã lỗ 230 tỷ đồng.
Các hoạt động còn lại gồm dịch vụ ngân hàng và mua bán chứng khoán có lãi gần 120 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
Quá trình mở rộng mạng lưới của ngân hàng trong thời gian gần đây dẫn đến chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, hạ tầng công nghệ, chi phí nhhana sự, quản lý gia tăng. Riêng trong quý 3, chi phí hoạt động tăng 21% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, chi phí tăng lên 2.107 tỷ đồng, tăng 15%.
Ngoài ra chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng gần gấp đôi trong quý 3, lũy kế 9 tháng đầu năm là 351 tỷ đồng, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái là 473 tỷ đồng. Hiện ngân hàng đang trích lập 1.294 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng cho quy mô nợ xấu khoảng 1.523 tỷ đồng (tỷ lệ khoảng 1,3%).
Ngoài nợ xấu phân loại trong danh mục cho vay, LienVietPostBank đang bán 1.609 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC để nắm giữ trái phiếu đặc biệt. Ngân hàng đã dự phòng 860 tỷ đồng cho số trái phiếu này.
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt được xem là ngân hàng có mạng lưới lớn nhất Việt Nam, hiện diện trên tất cả tỉnh, thành toàn quốc với hơn 360 Chi nhánh, Phòng Giao dịch, hơn 1.000 Phòng Giao dịch Bưu điện và quyền khai thác hơn 10.000 Điểm giao dịch Bưu điện cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến cấp huyện, xã.
Hoạt động phi tín dụng kéo giảm lợi nhuận của ngân hàng Bưu Điện Liên Việt
Áp lực đằng sau đà bơm tiền của ngân hàng vào nền kinh tế
Tín dụng từ đầu năm đến nay tăng cao so với cùng kỳ, với định hướng kéo GDP đạt mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù vậy, việc phụ thuộc quá lớn vào dòng vốn ngân hàng cũng mang lại nhiều rủi ro.
Ngân hàng Nhà nước tổ chức tinh gọn hệ thống chi nhánh khu vực
Các Ngân hàng Nhà nước khu vực chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7, đồng bộ với hệ thống chính quyền địa phương mới.
Ngân hàng nào hưởng lợi lớn khi luật hóa Nghị quyết 42?
Những ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ như MB, HDBank, VPBank hay VIB được kỳ vọng hưởng lợi lớn nhờ khả năng xử lý nhanh các khoản vay nhỏ.
Thanh toán không tiền mặt phủ sóng mọi thế hệ nhờ bộ ba 'vũ khí' này
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm
Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.
Lộc Trời vật lộn trong khủng hoảng
Tập đoàn Lộc Trời đang đối mặt với giai đoạn khủng hoảng chưa từng có, từ kết quả kinh doanh lao dốc đến những bất ổn nội bộ bị phanh phui.
Vietravel Airlines thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng
Vietravel Airlines cho biết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất trong nửa đầu năm 2026.
Tập đoàn GEO đầu tư vào Bình Định
Tập đoàn GEO (Đức) tham vọng sản xuất tuabin gió nhãn hiệu "Made in Việt Nam" tại Bình Định, với bước đà là Trung tâm phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.
Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn có triển vọng tích cực, nhưng những bất định toàn cầu đặt ra nhiều rủi ro, theo nhận định của Fitch Ratings.
Petrovietnam song hành VIMC phát triển kinh tế biển
Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Petrovietnam và VIMC hứa hẹn mở ra chương mới cho kinh tế biển, thông qua tối ưu hai trụ cột cốt lõi năng lượng và hàng hải.
CEO Group tiến về Cam Ranh, hé lộ điểm đầu tư chiến lược mới
Ngày 21/6/2025, Tập đoàn CEO khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng Novotel Cam Ranh Resort, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.
Doanh nghiệp 'họ' FLC đồng loạt triệu tập đại hội cổ đông bất thường
Bốn doanh nghiệp họ FLC bất ngờ cùng triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường, đánh dấu bước chuyển mới sau thời gian dài khủng hoảng và gián đoạn hoạt động.