Tài chính
Hoạt động phi tín dụng kéo giảm lợi nhuận của ngân hàng Bưu Điện Liên Việt
Các hoạt động kinh doanh dịch vụ, mua bán chứng khoán và hoạt động khác liên tục báo lỗ đã kéo giảm lợi nhuận hoạt động cốt lõi của ngân hàng Bưu Điện Liên Việt trong nhiều năm qua.
Nhiều ngân hàng đã công bố báo cáo kinh doanh nửa đầu năm 2018 với kết quả tăng trưởng vượt trội. Tín dụng tăng trưởng chậm lại gần đây khiến lợi nhuận hoạt động cốt lõi của các ngân hàng không còn bùng nổ. Nhưng lợi nhuận từ các hoạt động khác và từ thu hồi nợ xấu giúp nhiều ngân hàng đạt tổng lợi nhuận cao, phá vỡ các kỷ lục lợi nhuận cũ.
Mặc dù vậy, vẫn có những ngân hàng cá biệt như Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank – LPP). Ngân hàng này báo cáo trong nửa đầu năm thu nhập lãi thuần giảm 10% còn hoạt động mua bán chứng khoán lỗ khoảng 50 tỷ, hoạt động khác ghi nhận lỗ 169 tỷ đồng.
Riêng trong quý II vừa qua, thua lỗ do đầu tư chứng khoán 107 tỷ đồng đã góp phần làm giảm lợi nhuận của ngân hàng đến 64% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong công văn tới Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước để giải trình, LienVietPost Bank cho biết, ngân hàng phải trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán do tác động từ diễn biến xấu trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, việc mở rộng mạng lưới khiến chi phí hoạt động của ngân hàng tăng cao.
Đây không phải là lần đầu tiên lợi nhuận hoạt động kinh doanh cốt lõi (huy động tiền gửi và cho vay) phải gánh thêm những khoản lỗ từ các hoạt động khác của ngân hàng. Báo cáo các năm qua cho thấy, LienVietPost Bank thường xuyên ghi nhận những khoản lỗ hàng trăm tỷ đồng từ các hoạt động phi tín dụng.
Trong hoạt động của ngân hàng, ngoài thu nhập từ lãi còn 4 mảng khác ghi nhận lãi lỗ là hoạt động dịch vụ; hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối; hoạt động đầu tư chúng khoán và các hoạt động khác.
Tại ngân hàng Bưu Điện Liên Việt, trong giai đoạn từ 2012 đến 2015, tổng lỗ trong hoạt động dịch vụ là 902 tỷ đồng. Số liệu cho thấy mỗi năm ngân hàng chi hàng trăm tỷ để duy trì hoạt động của mảng dịch vụ nhưng thu nhập là không đáng kể.
Theo các công ty phân tích, nguyên nhân nhiều khả năng là do LienVietPost Bank phải trả hoa hồng cho các nhân viên bưu điện có vai trò thu thập các khoản tiền gửi.
Mặt khác, chiến lược phát triển phòng giao dịch dựa trên hệ thống bưu điện trên toàn quốc, từ thành phố cho tới cấp huyện, thị trấn, thị xã cũng mang đến gánh nặng chi phí lớn cho ngân hàng. Phải tới 2 năm gần đây, mảng dịch vụ của ngân hàng mới thoát lỗ.

Tuy nhiên, khi mảng dịch vụ vừa hết lỗ, đến lượt các mảng kinh doanh khác có vấn đề.
Dễ thấy nhất chính là mảng mua bán chứng khoán đã khiến LienVietPost Bank ghi nhận lỗ 107 tỷ đồng trong quý II vừa qua. Trước đó, năm 2016, ngân hàng từng ghi nhận khoản lỗ tới 222,4 tỷ đồng đầu tư chứng khoán. Sau đó ,khi thị trường chứng khoán tăng mạnh trong năm ngoái, các khoản dự phòng thua lỗ trước đó được hoàn nhập và mảng đầu tư chứng khoán có lãi lớn, hơn 370 tỷ đồng.
Nhưng năm 2017, LienVietPost Bank lại bất ghi nhận khoản lỗ tới 586 tỷ đồng từ các hoạt động kinh doanh khác. Lý giải về con số này, báo cáo của ngân hàng cho biết trong năm 2017, LienVietPost Bank đã chi 483 tỷ đồng cho công tác xã hội. Năm 2016 ngân hàng cũng chi 126 tỷ đồng cho hoạt động này.
Trong những năm qua, ngân hàng này đứng sau rất nhiều hoạt động từ thiện quy mô lớn nhằm xây dựng hình ảnh “ngân hàng số 1 về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”. Công bố của LienVietPost Bank cho biết, giai đoạn từ 2008 đến 2017, ngân hàng và các cổ đông đã chi ra hơn 3.000 tỷ đồng cho các hoạt động trách nhiệm xã hội.
Chương trình lớn nhất là “1.000 tỷ đồng về quê”, kéo dài từ năm 2008 – 2015 để về quê các lãnh đạo ngân hàng xây dựng trường học, trung tâm y tế tài trợ trang thiết bị. Chương trình đã tiến hành tại các tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Trị, Phú Yên, TP.HCM.
Mặc dù quy mô tài sản tăng trưởng đều qua các năm nhưng việc các mảng kinh doanh ngoài lãi lần lượt báo lỗ khiến lợi nhuận của LienVietPost Bank biến động. Điển hình là năm 2015, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này rơi xuống mức thấp kỷ lục (349 tỷ đồng), chưa bằng một nửa của năm 2012. Trong 2 năm gần đây lợi nhuận của ngân hàng này mới phục hồi trở lại cùng với đà tăng trưởng lợi nhuận của toàn ngành ngân hàng.
Ông Dương Công Minh rời khỏi ngân hàng Bưu Điện Liên Việt
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ
Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.