Khai phá tiềm năng Tây Nguyên

Thứ tư, 16/11/2022 - 15:38

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW với nhiều nội dung đột phá, hứa hẹn mở ra cơ hội mới cho Tây Nguyên phát triển bền vững.

Tây Nguyên được biết đến như một vùng cao nguyên rộng lớn, sở hữu nhiều lợi thế như khí hậu, thổ nhưỡng cùng nhiều tài nguyên quý hiếm. Đặc biệt, Tây Nguyên là nơi có sự hiện diện của cả 54 dân tộc anh em, trong đó đồng bảo thiểu số chiếm khoảng gần 40%, tức là 2,2 triệu người. Đồng bào dân tộc đã tạo cho vùng đất này nhiều giá trị văn hóa truyền thống, bao gồm vật thể và phi vật thể, được chứng nhận ở cấp độ quốc gia cũng như quốc tế.

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Duy Đông cho biết, Tây Nguyên có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã nhìn ra những tiềm năng đó để triển khai hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực, điển hình như những dự án xây nhà kính trồng hoa quả chất lượng cao; canh tác dược liệu dưới tán rừng; chăn nuôi gia súc công nghệ cao…

Nhìn nhận, đánh giá lại 20 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị, theo Thứ trưởng, Tây Nguyên đã đạt được mức tăng trưởng nhanh về quy mô kinh tế, trở thành vùng chủ lực sản xuất một số loại nông sản chủ lực. Một số địa phương thuộc Tây Nguyên cũng có những bước đi mang tính đột phá, trở thành điểm sáng của vùng và của cả nước.

Về văn hóa, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc, tôn giáo đã được thực hiện tốt, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tinh thần nỗ lực phấn đấu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, những thành tựu ấy vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Tây Nguyên. Tăng trưởng kinh tế của vùng bộc lộ nhiều yếu tố thiếu bền vững và đang có xu hướng chững lại. Thu nhập bình quân đầu người vẫn ở mức thấp nhất trong cả 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước.

Những thách thức này đặt ra yêu cầu cần phải có những cơ chế mới nhằm khai thác, phát huy tối đa tiềm năng của Tây Nguyên phù hợp với xu thế chung về phát triển bền vững của thế giới. Từ đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Khai phá tiềm năng Tây Nguyên
Thứ trưởng Trần Duy Đông chủ trì Họp báo về Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW. Ảnh. MPI

Thực hiện Nghị quyết 23, ông Đông cho biết, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã trình Chính phủ dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ, với nhiều nội dung đột phá, hứa hẹn sẽ khơi thông điểm nghẽn, cởi trói tiềm năng cho Tây Nguyên phát triển bền vững.

Về kinh tế, Tây Nguyên sẽ chú trọng thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp dựa trên ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu, từ đó nâng cao giá trị gia tăng; thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, khai phá lợi thế về điện gió, điện mặt trời; khai thác mỏ bô xít bền vững gắn với chế biến sâu để tạo ra nhôm thành phẩm; phát triển hệ sinh thái rừng, nông nghiệp, dược liệu dưới tán rừng.

Cơ sở hạ tầng là điểm nghẽn cản trở Tây Nguyên. Theo Thứ trưởng, Chương trình hành động cũng sẽ tập trung xây dựng, hoàn thiện 5 tuyến cao tốc đến năm 2030, bao gồm các tuyến kết nối nội vùng và kết nối liên vùng. 3 cảng hàng không hiện có là Liên Khương; Pleiku và Buôn Ma Thuột sẽ được mở rộng và nâng cấp.

Đặc biệt, tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt là tuyến đường sắt cổ, có từ thời Pháp thuộc, sẽ được nghiên cứu khai thác trở lại để phục vụ du lịch.

Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù thí điểm cho TP. Buôn Ma Thuột

Du lịch Tây Nguyên được định hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm, du lịch gắn với sinh thái, gắn với bảo vệ môi trường và phát huy văn hóa truyền thống của Tây Nguyên. Chú trọng phát triển du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao.

Thứ trưởng cho biết, trung tâm của các nhóm giải pháp phát triển Tây Nguyên là bản quy hoạch vùng, sẽ được hoàn thành vào năm 2023. Quy hoạch vùng dự kiến chia Tây Nguyên thành 3 tiểu vùng, với định hướng phát triển riêng phù hợp với thế mạnh. Các tiểu vùng cũng sẽ được chú trọng liên kết chặt chẽ với những vùng lân cận như Duyên hải miền Trung; Đông Nam Bộ…

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW sẽ được Bộ Kế hoạch và đầu tư công bố tại hội nghị ngày 19 - 20/11/2022 tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, với chủ đề Phát triển xanh - Hài hòa - Bền vững. Đây là hội nghị “3 trong 1”, vừa công bố Chương trình hành động, vừa kêu gọi, xúc tiến đầu tư và tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật Tây Nguyên xanh - Hài hòa - Bền vững.

Ra mắt Câu lạc bộ quản trị doanh nghiệp miền Trung và Tây Nguyên

Ra mắt Câu lạc bộ quản trị doanh nghiệp miền Trung và Tây Nguyên

Tiêu điểm -  2 năm

Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) vừa chính thức ra mắt Câu lạc bộ Các nhà quản trị doanh nghiệp miền Trung và Tây Nguyên tại thành phố Đà Nẵng ngày 7/10 vừa qua.

Ra mắt trung tâm đổi mới sáng tạo hỗ trợ khởi nghiệp miền Trung – Tây Nguyên

Ra mắt trung tâm đổi mới sáng tạo hỗ trợ khởi nghiệp miền Trung – Tây Nguyên

Khởi nghiệp -  3 năm

Vừa qua, BK Holdings và trường Đại học Duy Tân đã phối hợp ra mắt Trung tâm Đổi mới Sáng tạo BK Holdings Duy Tân nhằm tăng cường kết nối “3 nhà” bao gồm Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp, tạo hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ đổi mới sáng tạo khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Tập đoàn TH khởi công Dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao lớn nhất Tây Nguyên

Tập đoàn TH khởi công Dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao lớn nhất Tây Nguyên

Doanh nghiệp -  4 năm

Dự án là bước tiếp theo trong lộ trình tạo dựng bản đồ sữa TH true MILK trải dài khắp đất nước với các trang trại tại Nghệ An, Hà Giang, Phú Yên, Thanh Hóa và sắp tới là An Giang, Cao Bằng, với mục tiêu tới năm 2025, tổng đàn bò sữa chăn nuôi tập trung và liên kết với nông dân của Tập đoàn TH đạt 400.000 con.

Gần 30.000 tỷ đồng cho khôi phục và phát triển rừng Tây Nguyên bền vững

Gần 30.000 tỷ đồng cho khôi phục và phát triển rừng Tây Nguyên bền vững

Phát triển bền vững -  6 năm

Đề án hướng tới mục tiêu đạt diện tích rừng khoảng 2,72 triệu ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 49,2% đến năm 2030.

Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố

Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố

Tiêu điểm -  16 giờ

Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Tiêu điểm -  1 ngày

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  1 ngày

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  1 ngày

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản -  11 giờ

Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Tài chính -  11 giờ

Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

Doanh nghiệp -  12 giờ

Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Leader talk -  13 giờ

Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Bất động sản -  13 giờ

InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Ống kính -  13 giờ

Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.

Đọc nhiều