Khám… sức khỏe tài chính FLC

Lam Giang Thứ tư, 06/04/2022 - 10:00

Việc cấu trúc lại các khoản vay ngân hàng đã giảm áp lực chi phí tài chính cho Tập đoàn FLC. Cụ thể, năm ngoài tập đoàn chỉ phải trả 375 tỷ đồng chi phí lãi vay so với con số hơn 560 tỷ đồng của năm 2020.

Một dự án bất động sản du lịch của FLC tại Bình Định.

Ngay sau khi ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra, các ngân hàng cung cấp vốn lớn cho tập đoàn này đã đồng loạt lên tiếng khẳng định các khoản cho vay đều đúng quy định và có tài sản bảo đảm.

Ngân hàng nói gì?

Tính đến cuối năm 2021, Sacombank là ngân hàng có dư nợ lớn nhất tại Tập đoàn FLC với hai hợp đồng tín dụng dài hạn (5 năm và 10 năm). Thông báo phát đi tối 30/3, ngân hàng này nhấn mạnh rằng, FLC Group đang hoạt động bình thường và thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng.

Trong khi ông Nguyễn Đình Tùng, CEO của ngân hàng OCB, trả lời báo chí cho biết, các tài sản bảo đảm là bất động sản mà FLC Group đang thế chấp tại OCB có giá trị cao hơn nhiều giá trị các khoản vay của doanh nghiệp tại ngân hàng. Ông Tùng cho biết thêm từ trước đến nay FLC luôn trả nợ đúng hạn, chưa bao giờ xảy ra nợ xấu.

OCB là ngân hàng đã đồng hành nhiều năm với Tập đoàn FLC. Đầu năm 2019, hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm gia tăng việc hợp tác thông qua các sản phẩm dịch vụ của hai bên. Khi đó, ban lãnh đạo của OCB đánh giá FLC Group là một doanh nghiệp đang có nhiều triển vọng phát triển, đặc biệt khi tập đoàn ra mắt hãng hàng không Bamboo Airways.

Còn với NCB, ngân hàng này cho biết FLC hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hai lĩnh vực kinh doanh là du lịch nghỉ dưỡng và hàng không bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 trong suốt hai năm vừa qua. Giai đoạn khó khăn nhất đã qua, các hoạt động du lịch và hàng không đều đã dần khởi sắc, hoạt động kinh doanh trở lại bình thường, doanh nghiệp có nguồn thu và dòng tiền để tự tái đầu tư cho hoạt động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ với ngân hàng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021, tổng các khoản vay ngân hàng của FLC Group đến cuối năm ngoái khoảng 6.200 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2020.

Mức nợ vay tài chính này bằng 18,36% so với tổng tài sản và bằng 63,5% so với vốn chủ sở hữu của FLC vào cuối 2021.

Về tình hình lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và các hoạt động tài chính của FLC dương, cho thấy các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được duy trì ổn định. Đáng chú ý, dòng tiền từ hoạt động đầu tư tăng mạnh do việc mở rộng quy mô đầu tư trong năm 2021.

Cấu trúc kỳ hạn vay nợ của FLC đã thay đổi tích cực trong năm ngoái với việc tỷ trọng nợ vay ngắn hạn giảm xuống 32% từ mức 67% năm 2020. Ngược lại phần lớn các khoản nợ vay là dài hạn, cá biệt có khoản vay kỳ hạn 10 năm tại Sacombank, hay 12 năm và 16 năm tại BIDV.

Việc cấu trúc lại các khoản vay ngân hàng đã giảm áp lực chi phí tài chính cho Tập đoàn FLC. Cụ thể, năm ngoài tập đoàn chỉ phải trả 375 tỷ đồng chi phí lãi vay so với con số hơn 560 tỷ đồng của năm 2020.

Nguồn thu có gì mới?

Theo BCTC kiểm toán của FLC, trong khi giảm nhẹ quy mô vay nợ, FLC Group đã tăng thêm gần 1.000 tỷ đồng nguồn vốn từ các khoản người mua cá nhân trả tiền trước. Cụ thể, đến cuối năm 2021, người mua cá nhân đã trả trước cho tập đoàn hơn 4.644 tỷ đồng. Đây chủ yếu là các khoản tiền nộp theo tiến độ mua các sản phẩm bất động sản của tập đoàn.

Hiện FLC Group đang phát triển một loạt dự án bất động sản tại Hạ Long, Quảng Bình, Bình Định, Sầm Sơn, Đồng Tháp, Kon Tum, Gia Lai, Hà Nội…. với tổng giá trị xây dựng dở dang khoảng 7.245 tỷ đồng, tăng thêm gần 2.000 tỷ đồng so với năm 2020. Đồng thời các sản phẩm bất động sản hoàn thiện đang tồn kho của FLC Group hiện còn ghi nhận gần 1.500 tỷ đồng.

Ngoài ra, FLC cho biết, tập đoàn đang ghi nhận các khoản phải thu, đặt cọc hợp tác đầu tư vào nhiều dự án khác trên cả nước. Theo FLC, tập đoàn có khoảng 300 dự án đang được xúc tiến pháp lý trên hơn 40 tỉnh thành. Ban lãnh đạo tập đoàn đặt mục tiêu sẽ hoàn thành pháp lý để tiếp tục triển khai hàng loạt dự án trong năm nay.

Trong một động thái khác, FLC đã giảm tỷ lệ sở hữu tại hãng hàng không Bamboo Airways xuống 21% và không còn hợp nhất số liệu tài chính của hãng bay này vào báo cáo tài chính.

Soi sức khỏe tài chính của FLC
Nguồn nhân lực hoạt động của Bamboo Airways chưa bị ảnh hưởng.

Trước đó ông Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất sở hữu hơn 50% của Bamboo Airways. Số cổ phần này cùng với cổ phần tại FLC đã được ông Quyết ủy quyền cho bà Đặng Vũ Hải Yến, Phó tổng giám đốc của FLC.

Văn bản mới đây của Cục hàng không Việt Nam cho biết, vụ việc của ông Quyết chưa ghi nhận sự xáo trộn, thay đổi có ảnh hưởng đến nguồn nhân lực hoạt động của Bamboo Airways.

Hãng bay cam kết duy trì hoạt động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với hành khách, các hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ hàng không, hợp đồng thuê tàu bay, hợp đồng liên quan đến khai thác bảo dưỡng tàu bay; đồng thời tiếp tục phát triển mở rộng đường bay, đội bay theo định hướng, kế hoạch.

Cục Hàng không cũng cho biết chưa nhận được bất kì văn bản nào của các chủ tàu bay yêu cầu thanh toán và dừng khai thác tàu bay cho Bamboo Airways thuê.

Để hỗ trợ Bamboo Airways hoạt động an toàn, Cục Hàng không sẽ chủ động theo dõi, lập danh mục các hạng mục công việc bảo dưỡng, khai thác và kế hoạch huấn luyện của Bamboo Airways trong 6 tháng tới.

Hiện nay, Bamboo Airways đang khai thác đội tàu bay gồm 29 máy bay, bao gồm các dòng tàu bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner, máy bay thân hẹp Airbus A320/A321 và phản lực Embraer. Các tàu bay của Bamboo Airways được thuê từ các công ty cho thuê máy bay lớn nhất thế giới như GECAS của Mỹ.

Ảnh hưởng mạnh từ Covid-19, FLC vẫn ghi nhận lợi nhuận dương trong quý III

Ảnh hưởng mạnh từ Covid-19, FLC vẫn ghi nhận lợi nhuận dương trong quý III

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm
Tập đoàn FLC (HOSE:FLC) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021, với doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.455 tỷ đồng. Dù chịu ảnh hưởng lớn từ các đợt giãn cách kéo dài gần như hết quý, FLC vẫn có lợi nhuận dương dù lãi giảm mạnh so với cùng kỳ.
Ảnh hưởng mạnh từ Covid-19, FLC vẫn ghi nhận lợi nhuận dương trong quý III

Ảnh hưởng mạnh từ Covid-19, FLC vẫn ghi nhận lợi nhuận dương trong quý III

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm
Tập đoàn FLC (HOSE:FLC) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021, với doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.455 tỷ đồng. Dù chịu ảnh hưởng lớn từ các đợt giãn cách kéo dài gần như hết quý, FLC vẫn có lợi nhuận dương dù lãi giảm mạnh so với cùng kỳ.
FLC đầu tư quần thể du lịch 150ha ở Hoà Bình

FLC đầu tư quần thể du lịch 150ha ở Hoà Bình

Bất động sản -  2 năm

Khách sạn 5 sao và khu nghỉ dưỡng dự kiến đi vào hoạt động sau hai năm xây dựng.

Nâng tầm trải nghiệm với thẻ Sacombank FLC Infinite

Nâng tầm trải nghiệm với thẻ Sacombank FLC Infinite

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Tháng 10/2021, Sacombank, FLC và Tổ chức thẻ Visa đã mang đến một niềm kiêu hãnh hoàn toàn mới cho thị trường thẻ tín dụng bằng chiếc thẻ cao cấp mang tên Sacombank FLC Infinite với đặc quyền ưu đãi vượt trội, mang đến cho người dùng những trải nghiệm đỉnh cao, đặc biệt là tại các địa điểm và dịch vụ đẳng cấp.

Sacombank tài trợ tín dụng cho khách mua bất động sản của FLC

Sacombank tài trợ tín dụng cho khách mua bất động sản của FLC

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Sacombank và FLC đã ký kết hợp tác vào ngày 16/12 nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng cá nhân mua bất động sản tại dự án FLC Quảng Bình, sau khi đã hợp tác đa dạng và toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Ảnh hưởng mạnh từ Covid-19, FLC vẫn ghi nhận lợi nhuận dương trong quý III

Ảnh hưởng mạnh từ Covid-19, FLC vẫn ghi nhận lợi nhuận dương trong quý III

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm

Tập đoàn FLC (HOSE:FLC) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021, với doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.455 tỷ đồng. Dù chịu ảnh hưởng lớn từ các đợt giãn cách kéo dài gần như hết quý, FLC vẫn có lợi nhuận dương dù lãi giảm mạnh so với cùng kỳ.

Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc

Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Doanh nghiệp -  4 giờ

Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.

Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?

Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?

Hồ sơ quản trị -  7 giờ

Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.

Ngành phân bón phục hồi mạnh

Ngành phân bón phục hồi mạnh

Doanh nghiệp -  9 giờ

Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.

Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu

Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu

Tiêu điểm -  9 giờ

Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.

Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Leader talk -  10 giờ

Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

Dám thử và sai để làm đúng ở Alphanam

Dám thử và sai để làm đúng ở Alphanam

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Alphanam đang có một thế hệ nhân sự ở độ đôi mươi với những tư duy mới mẻ, khác biệt về cuộc sống và công việc.