Khi nào doanh nghiệp cần định giá tài sản trí tuệ?
Hường Hoàng
Thứ hai, 25/07/2022 - 11:35
Sở hữu trí tuệ ngày càng được thừa nhận là một công cụ và tài sản với những đóng góp đáng kể vào sự thành công của doanh nghiệp. Cùng với đó, tiềm năng của sở hữu trí tuệ trong việc tạo ra giá trị từ tài sàn trí tuệ của mình đối với các doanh nghiệp đã khiến cho nhu cầu xây dựng phương pháp định giá quyền sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng.
Cần phân biệt cẩn thận giữa giá và giá trị của tài sản trí tuệ. Giá thường được định nghĩa là những gì người mua sẵn sàng chi trả trong một giao dịch bình thường căn cứ trên giá trị của hàng hóa. Giá trị là một thuật ngữ trừu tượng, nhưng có chất lượng xác định. Trong đó, việc tính toán giá trị được dựa trên một hệ thống các phương pháp và nguyên tắc được kiểm tra theo trình tự.
Nói cách khác, việc định giá tài sản trí tuệ có thể ảnh hưởng đến giá của một tài sản trí tuệ, nhưng việc định giá sản phẩm không nhất thiết phải được thực hiện như việc xác định giá cho sản phẩm. Việc xác định giá cho sản phẩm thường bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như thời gian, nhu cầu, lý do bán và kỹ năng đàm phán của các bên có liên quan.
Các công cụ được sử dụng để định giá tài sản trí tuệ giúp cho doanh nghiệp quản lý được tài sản sở hữu trí tuệ của mình một cách có hiệu quả và năng suất hơn, việc định giá tài sản trí tuệ tạo ra một tiêu chuẩn hữu ích và là cơ sở để đàm phán trong trường hợp chuyển giao hoặc mua bán tài sản trí tuệ.
Trước khi tiến hành định giá tài sàn trí tuệ, doanh nghiệp cần trà lời các câu hỏi sau:
Thứ nhất, tại sao doanh nghiệp lại quyết định định giá quyền sở hữu trí tuệ của mình?
Thứ hai, khi nào doanh nghiệp sẽ cần đến và sử dụng thông tin (các kết quà) định giá?
Thứ ba, quyền sở hữu trí tuệ nào sẽ được định giá?
Và cuối cùng, phương pháp định giá nào sẽ được sử dụng?
Những điều cần lưu ý khi định giá tài sản trí tuệ
Phạm vi và điểm mạnh của yêu cầu bảo hộ trong bằng độc quyền sáng chế hoặc điểm mạnh của tài sản trí tuệ có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình định giá. Việc bảo hộ rộng (bảo hộ ở nhiều quốc gia) có thể làm tăng giá trị của sản phẩm. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào cách người định giá hiểu được điểm mạnh của cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở các nước có liên quan.
Mức độ hệ thống hóa và việc một người có thể sử dụng có hiệu quả các thông tin được hệ thống hóa có trong sản phẩm cũng ảnh hưởng đến việc định giá. Giá trị của sản phẩm có thể tăng lên khi độ khó trong việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm cao hơn. Mặt khác, sự tồn tại của những sản phẩm thay thế được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị của sản phẩm.
Vì thế, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu để xác định các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ nêu trên nhằm thấy được các tác động (tích cực hoặc tiêu cực) đến giá trị sản phẩm và tài sản của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, có rất nhiều lý do để định giá tài sản trí tuệ mang lại lợi ích cho họ: quản lý nội bộ tài sản trí tuệ, li-xăng, sáp nhập, chuyển nhượng (bán) tài sản trí tuệ, mua tài sản trí tuệ, tham gia các hợp đồng liên doanh, thiết lập các liên minh chiến lược, huy động vốn, đầu tư phát triển hơn nữa tài sản trí tuệ, v.v. Các lý do và các loại tài sản trí tuệ cụ thể được định giá có vai trò quan trọng đến việc lựa chọn phương pháp định giá.
Giá trị của những tài sản trí tuệ có thể khác nhau nếu sử dụng phương pháp định giá khác nhau. Các yếu tố khác như kinh nghiệm và sự sẵn có của dữ liệu để thực hiện một phương pháp cụ thể cũng có thể ành hưởng đến việc lựa chọn phương pháp định giá. Quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ, bằng độc quyền sáng chế) có thể được định giá cao hơn nếu thời hạn bán hoặc li-xăng không trùng với thời điểm một công nghệ bổ sung hoặc thay thế hoặc cộng nghệ có hiệu quả được giới thiệu trên thị trường.
Vì thế, việc có kiến thức đầy đủ về xu hướng của ngành hoặc công nghệ khi tiến hành định giá là rất quan trọng. Việc doanh nghiệp hiểu được lý do cần định giá tài sản trí tuệ và thời điểm tiến hành định giá cũng rất quan trọng. Những kiến thức cơ bản về công cụ được sử dụng để định giá có thể rất hữu ích trong việc lựa chọn và ra quyết định công cụ trợ giúp thích hợp nhất.
Xưa nay, khi nhắc đến champagne, rất nhiều người trong chúng ta vẫn hay mặc định rằng đây là tên gọi của một loại rượu vang chất lượng cao. Nhưng trên thực tế, tên của loại rượu này bắt nguồn từ vùng Champagne của Pháp.
Khi phát hiện ra một loại hàng hóa nhập khẩu nào đó có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp phải làm gì để có thể bảo vệ được lợi ích và tài sản trí tuệ của mình?
Khi một tài sản trí tuệ càng có giá trị, thì khả năng tài sản đó bị các doanh nghiệp khác lợi dụng và xâm phạm càng cao. Vậy các doanh nghiệp thường có chiến lược như thế nào để ngăn chặn các bên khác xâm phạm sở hữu trí tuệ của mình?
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.