Tiêu điểm
Không dễ kiểm soát lạm phát năm 2019?
Trước diễn biến trồi sụt của giá dầu thế giới, áp lực để kiềm chế lạm phát là không đơn giản khi thuế bảo vệ môi trường đánh trên mặt hàng xăng dầu của Việt Nam đã chính thức có hiệu lực từ 1/1/2019.
Trái với những nhận định trước đó về rủi ro lạm phát tăng cao trong quý cuối năm, lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong quý IV/2018. Theo đó, lạm phát được duy trì dưới 4%, thậm chí là dưới 3% vào tháng 12. Tính chung cả năm, lạm phát bình quân đạt 3,54%, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra.
Lý giải sự gia tăng của CPI trong năm 2018, báo cáo kinh tế Việt Nam quý IV/2018 của Viện Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do giá lương thực, thực phẩm phục hồi so với năm 2017. Giá thịt lợn trong năm 2018 đã tăng mạnh sau khi chạm đáy 30 năm trong năm 2017do mất cân đối cung - cầu.
Bên cạnh đó, giá lương thực cũng tăng cao do nhu cầu lớn từ thị trường thế giới. Tính chung lại, nhóm lương thực, thực phẩm làm CPI tổng tăng 0,61%. Trước khi giảm vào cuối năm, giá dầu thô thế giới liên tục tăng và đạt đỉnh bốn năm. Điều này dẫn tới thực tế là nhóm hàng năng lượng vẫn làm CPI tổng cả năm tăng 0,63%.
Mặt khác, từ ngày 1/1/2019, Bộ Tài chính điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đánh trên mặt hàng xăng dầu lên 4.000 VND/lít. Tuy nhiên, việc giá dầu thế giới ở mức thấp cùng với việc sử dụng quỹ bình ổn khiến cho người dân chưa cảm nhận được tác động của việc tăng thuế.
Trong thời gian tới khi giá dầu có thể khôi phục dần trở lại, báo cáo của VEPR cho rằng, những tác động sẽ trở nên rõ nét hơn vì giá xăng dầu tăng thường kéo theo nhiều mặt hàng khác tăng.
Bên cạnh đó, các dịch vụ công đóng góp lớn cho sự gia tăng CPI trong năm 2018. Cụ thể, việc các địa phương điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 02/2017/TT-BHYT của Bộ Y tế đã làm cho giá mặt hàng này tăng tới 13,86% và làm CPI chung tăng0,54%.
Trong khi đó, việc các địa phương thực hiện lộ trình tăng học phí cũng làm CPI nhóm hàng giáo dục tăng 7,12% và tăng CPI tổng 0,37%.
Nhận định về xu hướng lạm phát của năm 2018, ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách cho rằng, trong năm vừa qua, lạm phát có xu hướng hạ nhiệt nhờ giá năng lượng thế giới bất ngờ đảo chiều giảm mạnh từ tháng 10/2018 đã góp phần không nhỏ kìm hãm lạm phát, đưa lạm phát bình quân cả năm xuống dưới mục tiêu 4%.
Tuy nhiên, mặc dù lạm phát tổng thể giảm trong quý IV, nhưng lạm phát lõi vẫn tiếp tục tăng. Diễn biến trong năm 2018 cho thấy, xu hướng tăng nhẹ của lạm phát lõi. Khởi đầu năm ở mức 1,18%, lạm phát lõi đã tăng dần và đạt mức 1,72% và 1,70% lần lượt vào tháng 11 và 12. Điều này dường như phần nào thể hiện khuynh hướng vẫn nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng của Ngân hàng Nhà nước.
Dự báo lạm phát năm 2019, ông Thành cho rằng, lạm phát năm 2019 quý I có thể đạt 3,25%; quý II: 3,72%; quý III: 3,10%; quý IV: 4,28%.
Theo vị chuyên gia này, rủi ro lạm phát vẫn cần phải được theo dõi chặt chẽ khi giá cả trên thị trường hàng hóa thế giới trồi sụt thất thường. Trong bối cảnh đó, áp lực đặt ra cho Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới để ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát là không nhỏ, nhất là khi thuế bảo vệ môi trường đánh trên mặt hàng xăng dầu đã chính thức đi vào hiệu lực từ 1/1/2019.
Điều này đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước cần thật thận trọng với việc điều tiết cung tiền và tín dụng trong thời gian tới nếu không muốn lạm phát vượt khỏi kiểm soát, Viện trưởng VEPR nhấn mạnh.
TS. Nguyễn Đức Thành: 'Khu vực FDI cũng chính là điểm yếu của nền kinh tế'
Lạm phát được kiểm soát sau 3 tháng tăng liên tiếp
CPI bình quân 7 tháng đầu năm 2018 tăng 3,45%, thấp hơn mức tăng 3,91% của cùng kỳ năm 2016.
Tỷ lệ lạm phát ‘tưởng như mơ’ lại thành hiện thực ở Venezuela
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây dự kiến mức siêu lạm phát tại Venezuela sẽ đạt tới con số chưa từng có tiền lệ với 1.000.000% vào cuối năm nay trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và nhân đạo trong nước.
ANZ dự báo lạm phát Việt Nam tăng do ảnh hưởng của giá dầu và giá gạo thế giới
Theo Ngân hàng ANZ, lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua có xu hướng tăng dần lên, đạt 3,9% trong tháng 5/2018 và được dự báo sẽ ở mức 3,6% trong năm 2018.
Chính phủ đặt mục tiêu giữ lạm phát dưới 4% trong năm 2018
Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo không tăng giá điện trong năm 2018 và chỉ điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế trong điều kiện cho phép để kiểm soát lạm phát.
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.