Tiêu điểm
ANZ dự báo lạm phát Việt Nam tăng do ảnh hưởng của giá dầu và giá gạo thế giới
Theo Ngân hàng ANZ, lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua có xu hướng tăng dần lên, đạt 3,9% trong tháng 5/2018 và được dự báo sẽ ở mức 3,6% trong năm 2018.
Một báo cáo mới đây của ngân hàng ANZ cho biết, trong các năm trước đây, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có xu hướng thấp nhất vào thời điểm đầu năm và tăng dần đến cuối năm.
Tuy nhiên trong năm nay, với kết quả tăng trưởng GDP ấn tượng gần 7,4% trong quý I/2018, ngân hàng ANZ dự báo đây là mức cao nhất và sẽ có sự chững lại theo hướng bền vững hơn ở mức 6,8% trong cả năm 2018; và đạt 7,0% vào năm 2019.
Trong quý I/2018, tăng trưởng trong ngành nông nghiệp đạt mức kỷ lục kể từ năm 2012 với mức tăng 4,1% trong khi đó, ngành công nghiệp cũng ghi nhận mức tăng trưởng 10,1%.
Tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp đã có sự chững lại. Các sản phẩm mới được giới thiệu trong năm ngoái đã thúc đẩy tăng trưởng chỉ số tiêu dùng mặt hàng điện tử tuy nhiên những tác động thuận lợi cũng dần mất đi trong năm nay khi không còn yếu tố vượt trội.
Nếu trong năm nay không bổ sung thêm được năng lực sản xuất, ANZ dự báo tăng trưởng công nghiệp sẽ ở mức vừa phải.
Trong khi đó, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa cũng đã chậm hơn, phản ánh rõ xu hướng trong sản xuất. Mặc dù vậy, với mức tăng trung bình 15,8% trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam vẫn diễn ra mạnh mẽ, thặng dư thương mại ở mức 3,4 tỷ USD.
ANZ đánh giá, việc mở rộng thặng dư thương mại đã hỗ trợ ngân hàng trung ương của Việt Nam xây dựng và quản lý dự trữ ngoại hối của mình. Đến tháng 5/2018, Chính phủ cho biết dự trữ ngoại hối đã đạt mốc 64 tỷ USD.
Trong khi sản xuất cho xuất khẩu vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì sản xuất cho tiêu dùng trong nước vẫn còn hạn chế. Đặc biệt, ANZ nhận định, sự cải thiện trong cán cân thương mại chủ yếu đang dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Trong thời gian qua, số lượng doanh nghiệp FDI đăng ký mới cũng đã tăng lên, tuy nhiên so với 5,6 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoài, trong 5 tháng đầu năm nay tổng vốn đăng ký chỉ ở mức 4,7 tỷ USD.
Trong bối cảnh Việt Nam vừa cùng các nước thành viên ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào đầu tháng 3 năm nay, cùng với các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, Việt Nam sẽ phải đẩy mạnh các cam kết của mình trong việc cải cách, dần cắt bỏ các rào cản thương mại, mở rộng cánh cửa hội nhập. ANZ đánh giá đây sẽ là một triển vọng tích cực cho đầu tư FDI tại Việt Nam.
Cùng với đó, ANZ cho biết, lạm phát trong thời gian qua có xu hướng tăng dần lên, đạt 3,9% trong tháng 5/2018 và có khả năng tăng lên khi giá gạo và giá dầu phải chịu sức ép tăng giá.
Bên cạnh đó, chi phí đi lại cũng tăng lên; các chi phí cho dịch vụ y tế cũng được dự báo sẽ có nguy cơ tăng mạnh nếu tiếp tục duy trì quá lâu mức giá kể từ lần điều chỉnh 3,9% gần đây nhất bởi lẽ trong năm ngoái, mức giá dịch vụ y tế đã được điều chỉnh tăng tới 16,8%. Điều này được đánh giá là sẽ có tác động không nhỏ.
ANZ dự báo trong cả năm 2018, lạm phát sẽ chạm mức 3,6%, thấp hơn mức tăng lạm phát 4% Quốc hội đề ra đầu năm nay; tuy nhiên sẽ có nguy cơ tăng lên 4,2% vào năm 2019.
Ngoài ra, ANZ cho rằng các yếu tố trên cũng sẽ tiếp tục có những tác động khá khiêm tốn đến tỷ giá VND. Tuy nhiên, với việc vươn mình mạnh mẽ của đồng đô la Mỹ những tháng vừa qua trước sự hồi phục của kinh tế Mỹ và chính sách tăng lãi suất của FED đã khiến tờ tiền VND ít nhiều bị mất giá. Tính trong 5 tháng đầu năm 2018, giá trị tờ VND đã giảm 0,3% so với đồng đô la Mỹ.
Trong thời gian tới, tỷ giá của đồng tiền Việt được dự báo sẽ phải đối mặt với một số rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh các vấn đề về thương mại giữa Mỹ và các nước châu Á (đặc biệt là Hàn Quốc và Trung Quốc) có thể tác động đến Việt Nam; giá dầu thế giới ở mức cao cũng có thể khiến lạm phát tại Việt Nam tăng lên; đồng thời Ngân hàng trung ương cũng đã liên tục điều chỉnh tỷ giá USD/VND lên mức cao hơn, đặc biệt kể từ hồi tháng 4/2018.
Đến cuối năm 2018, ANZ dự báo tỷ giá USD/VND sẽ ở mức 22.780.
Chính phủ đặt mục tiêu giữ lạm phát dưới 4% trong năm 2018
Chính phủ đặt mục tiêu giữ lạm phát dưới 4% trong năm 2018
Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo không tăng giá điện trong năm 2018 và chỉ điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế trong điều kiện cho phép để kiểm soát lạm phát.
Chuyên gia kinh tế nói gì về con số GDP tăng kỷ lục 7,38%?
Theo chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, mức tăng GDP kỷ lục trong quý I có thể sẽ không xảy ra ở các quý tiếp theo trong năm nay.
GDP quý I tăng 7,38%, cao nhất trong 10 năm gần đây
Khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn đang đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP quý I/2018
Lạm phát tiềm ẩn nguy cơ tăng mạnh
Theo Ngân hàng HSBC, chỉ số lạm phát tháng 10/2017 vẫn theo kỳ vọng nhưng xuất hiện nhiều nguy cơ tăng do biến động giá dầu gần đây.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.