Chính phủ đặt mục tiêu giữ lạm phát dưới 4% trong năm 2018

Minh Anh Chủ nhật, 03/06/2018 - 13:32

Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo không tăng giá điện trong năm 2018 và chỉ điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế trong điều kiện cho phép để kiểm soát lạm phát.

Lạm phát tăng cao trong tháng 5/2018

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2018, thông báo về phiên họp Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì diễn ra cùng ngày, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2018 tiếp tục chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực.

Hầu hết các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đều có kết quả tăng so với cùng kỳ. Sản lượng và năng suất lúa Đông xuân tăng, nhiều cây ăn quả và cây công nghiệp có sản lượng tăng khá; chăn nuôi bò, gia cầm tăng lần lượt là 3,0% và 6,9%; sản lượng thủy sản tăng 6,1%; rừng trồng được chăm sóc, được giao khoán bảo vệ và sản lượng khai thác gỗ đều tăng (tăng 2,6%, 11% và 3,2%); các xã và huyện đạt chuẩn nông thôn mới tăng nhanh (52 huyện và 3.346 xã đạt chuẩn nông thôn mới); Không có dịch bệnh trên địa bàn cả nước.

CPI bình quân năm tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng 3,01%; chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 9,7% (cùng kỳ tăng 6,6%). Ngành chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng cao 11,8%.

Lạm phát đã hạ nhiệt?

Sức cầu trong nước cải thiện mạnh mẽ, tiêu dùng nội địa tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 5 tháng đầu năm 2018 tiếp tục đạt khá, tăng 10,1% so với cùng kỳ. 

Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh (ước đạt 93,1 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ), cả nước xuất siêu khoảng 3,4 tỷ USD, chiếm gần 3,6% kim ngạch xuất khẩu.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng khá đạt 6,75 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Góp vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 2,75 tỷ USD, tăng 53,5% so với cùng kỳ.

Khu vực kinh tế tư nhân phát triển tích cực. 5 tháng, có gần 53.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký bổ sung khoảng 1,4 triệu tỉ đồng. Khách du lịch đạt trên 6,71 triệu lượt khách trong 5 tháng, tăng 27,6% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn không ít hạn chế yếu kém và khó khăn thách thức, cần tập trung giải quyết; thảo luận, bàn kỹ để đưa ra biện pháp, đối sách cụ thể.

Thứ nhất, mặc dù nền kinh tế nhìn chung có dấu hiệu khởi sắc, phục hồi nhưng chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,55% so với tháng trước, mức tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây do tăng giá giao thông 1,72%, dịch vụ ăn uống 0,88% (chủ yếu là tăng giá xăng dầu và thịt lợn). 

Chính phủ phải tính toán tổng thể các giải pháp để kiểm soát lạm phát dưới 4% theo chỉ tiêu Quốc hội đưa ra.

Về vấn đề này, theo ông Dũng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Công thương không tăng giá điện trong năm nay, chỉ điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục nếu điều kiện cho phép, vào thời điểm phù hợp. Cùng với đó, điều tiết lượng cung tiền và chính sách tài khóa phù hợp, không để gây sức ép tăng giá lớn.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần “để lạm phát không quá 4% phải được quán triệt trong điều hành ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương”.

Thứ hai, tình hình sản xuất nông nghiệp vẫn gặp khó khăn (tôm thẻ chân trắng giảm giá mạnh do cung vượt cầu; nhiều mặt hàng nông sản giá ở mức thấp phải giải cứu), hàng hóa chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch có rất nhiều rủi ro.

Thứ ba, mặc dù sản xuất ngành công nghiệp đạt mức cao, nhưng ngành chế biến, chế tạo có xu hướng tăng chậm lại (2 tháng đầu năm tăng 15,5%; 3 tháng tăng 14,1%; 4 tháng tăng 12,5%); khai khoáng giảm 2,2%.

Thứ tư, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm (theo số liệu báo cáo của Bộ Tài chính, thực hiện vốn đầu tư 5 tháng mới đạt 28,7% kế hoạch). Việc thu hút đầu tư nước ngoài đang gặp khó khăn, thách thức lớn. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký và tăng thêm giảm 30,8% so với cùng kỳ.

Thứ năm, tình hình sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn (5 tháng có trên 5.500 doanh nghiệp giải thể, tăng 18,1% và gần 33.400 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 3,9%). Vấn đề cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm 50% thủ tục hành chính và điều kiện đầu tư kinh doanh chưa được triển khai triệt để, nhiều bộ ngành chưa quyết liệt.

Tại buổi họp báo Chính phủ, đề cập tới điều hành giá xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, mặt hàng này đã được điều hành theo giá thị trường, nên “mua đắt thì bán đắt, rẻ thì bán rẻ”. Song liên Bộ Công thương - Tài chính ưu tiên sử dụng các biện pháp bình ổn như Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để kìm mức tăng quá lớn của mặt hàng này.

Ông Hải cho hay, 5 tháng vừa qua giá xăng dầu tăng trung bình 28 - 37%, tuy nhiên do chi Quỹ bình ổn xăng dầu để bù việc tăng giá, nên các mặt hàng xăng dầu thực tế chỉ tăng 9%, tương đương gần 1.700 đồng một lít, đây là sự nỗ lực lớn của liên bộ.

"Không tăng giá điện, dùng các biện pháp bình ổn giá xăng dầu sẽ đảm bảo mặt hàng này tăng ở mức thấp nhất, góp phần đảm bảo CPI năm 2018 tăng dưới 4%", Thứ trưởng Bộ Công thương nói.

Lạm phát tiềm ẩn nguy cơ tăng mạnh

Lạm phát tiềm ẩn nguy cơ tăng mạnh

Tiêu điểm -  7 năm
Theo Ngân hàng HSBC, chỉ số lạm phát tháng 10/2017 vẫn theo kỳ vọng nhưng xuất hiện nhiều nguy cơ tăng do biến động giá dầu gần đây.
Lạm phát tiềm ẩn nguy cơ tăng mạnh

Lạm phát tiềm ẩn nguy cơ tăng mạnh

Tiêu điểm -  7 năm
Theo Ngân hàng HSBC, chỉ số lạm phát tháng 10/2017 vẫn theo kỳ vọng nhưng xuất hiện nhiều nguy cơ tăng do biến động giá dầu gần đây.
World Bank ngược chiều ADB trong dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

World Bank ngược chiều ADB trong dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  6 năm

Đánh giá mới đây của Ngân hàng Thế giới về triển vọng phát triển tại khu vực Đông Á Thái Bình Dương có vẻ như đang làm nguội bớt những kì vọng vào việc tiếp tục tăng trưởng nóng của nền kinh tế Việt Nam.

HDBank tăng trưởng gấp 3 lần trong quý I/2018

HDBank tăng trưởng gấp 3 lần trong quý I/2018

Doanh nghiệp -  6 năm

Sau 3 tháng niêm yết trên sàn HOSE, HDBank vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2018: tăng 1.045 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm 2017.

ADB chỉ rõ nguy cơ lớn đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB chỉ rõ nguy cơ lớn đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  6 năm

Báo cáo mới nhất của ADB cho thấy kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng GDP 7,1% trong năm nay trước khi giảm xuống còn 6,9% trong năm 2019.

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2018

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2018

Tiêu điểm -  6 năm

Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, mô hình tăng trưởng GDP truyền thống quý sau cao hơn quý trước sẽ không còn được duy trì trong năm 2018. Ngược lại, tăng trưởng theo từng quý cũng như lũy kế quý I, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2018 sẽ có xu hướng giảm dần.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Tiêu điểm -  3 giờ

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Tài chính -  4 giờ

Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  4 giờ

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  5 giờ

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Đọc nhiều