Tỷ lệ lạm phát ‘tưởng như mơ’ lại thành hiện thực ở Venezuela
Tú Uyên
Thứ ba, 24/07/2018 - 11:45
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây dự kiến mức siêu lạm phát tại Venezuela sẽ đạt tới con số chưa từng có tiền lệ với 1.000.000% vào cuối năm nay trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và nhân đạo trong nước.
Đồng nội tệ của Venezuela đang mất giá chưa từng thấy. Ảnh: AFP
Trong cập nhật triển vọng khu vực dành cho châu Mỹ Latin, IMF đánh giá rằng "sự sụp đổ trong hoạt động kinh tế của Venezuela sẽ tạo ra ảnh hưởng lan tỏa đến các quốc gia láng giềng".
Giám đốc khu vực bán cầu Tây của IMF, ông Alejandro Werner cho biết trên trang web chính thức của quỹ này: "Chúng tôi dự báo lạm phát tại Venezuela sẽ tăng lên mức 1.000.000% vào cuối năm nay, dấu hiệu cho thấy tình hình này rất giống với những gì đã từng diễn ra tại Đức vào năm 1923" hay tại Zimbabwe thời điểm 2007-2009.
Tuy nhiên, ước tính lần này "có mức độ không chắc chắn cao hơn" so với hầu hết dự báo lạm phát cho quốc gia này trước đó, AFP dẫn lời ông Alejandro Werner. Thế nhưng dù tỷ lệ lạm phát cuối cùng kết thúc ở mức 1.200.000% hay 800.000% thì "việc phá hủy mức giá và các cơ chế phân bổ nguồn lực cũng đã xảy ra".
Theo thông tin trên trang web của IMF, nền kinh tế Venezuela dự kiến sẽ giảm 18% trong năm 2018, năm thứ 3 liên tiếp quốc gia này sụt giảm với tốc độ 2 con số. Điều này diễn ra do sự sụt giảm đáng kể của sản xuất dầu cũng như sự biến dạng vi mô lan rộng trên sự mất cân đối vĩ mô.
Bối cảnh thiếu lạc quan trên sẽ tạo ra làn sóng di cư ra nước ngoài trong khi những người ở lại đang phải đối mặt với bệnh tật ngày càng tăng, thiếu thuốc và giảm cân do thiếu lương thực.
Theo Giám đốc khu vực bán cầu Tây của IMF, những biến dạng kinh tế trong chính sách của Venuezuela bao gồm việc in tiền để tài trợ cho chính phủ.
Dữ liệu từ OPEC cho thấy sản lượng dầu của Venezuela đã chạm mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua với 1,5 triệu thúng mỗi ngày dù quốc gia này đang sở hữu lượng dầu thô lớn nhất thế giới.
96% doanh thu của quốc gia Nam Mỹ này đến từ hoạt động bán dầu nhưng dưới thời ông Nicolas Maduro, việc thiếu hụt ngoại tệ đã làm tê liệt nền kinh tế, đẩy Venezuela vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.
Chính quyền ông Nicolas Maduro hồi đầu năm đã tìm đến tiền ảo cấp quốc gia nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhưng cho đến nay, những kết quả dường như không đáng kể.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF mới đây cảnh báo rằng, các mối đe dọa với hệ thống tài chính toàn cầu đang gia tăng với mức giá của các loại tài sản rủi ro đang trở lại kịch bản những năm trước khủng hoảng tài chính.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.