Khu vực dịch vụ sẽ chiếm 50% GDP vào năm 2030

Nhật Hạ Thứ hai, 05/04/2021 - 19:04

Đây là mục tiêu phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam trong thập kỷ mới, kèm theo đó tốc độ tăng trưởng khu vực này trong 10 năm tới đạt khoảng 7 – 8%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu cụ thể là tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 7 - 8%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đến năm 2030, tỷ trọng của khu vực dịch vụ chiếm khoảng 50% GDP.

Trong thời kỳ 2030 - 2050, khu vực dịch vụ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, chiếm tỷ trọng khoảng 60% GDP.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2020, khu vực dịch vụ đã chiếm 41,63% GDP toàn nền kinh tế Việt Nam. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khu vực này đã tăng trưởng (2,34%) thấp hơn so với tăng trưởng chung của nền kinh tế (2,91%).

Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ

Định hướng chung của chiến lược là đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, giao thông vận tải, logistics, thương mại, du lịch... Duy trì tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong GDP.

Một số ngành, sản phẩm dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh được tập trung phát triển như: phân phối, du lịch, công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, logistics, giáo dục đào tạo, y tế,...

Đồng thời, hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch với sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có năng lực cạnh tranh tầm khu vực và quốc tế.

Đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển các dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, dịch vụ việc làm,… theo cơ chế thị trường.

Các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tiếp tục được huy động để nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng, trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho phát triển dịch vụ. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần được ưu tiên bố trí cho việc phát triển, củng cố, nâng cấp, hiện đại hóa có trọng điểm kết cấu hạ tầng quan trọng như: giao thông, cảng hàng không, cảng biển, viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng.

Mở cửa thị trường dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tăng cường công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ; khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh của từng lĩnh vực dịch vụ hiện tại và trong tương lai.

Khu vực dịch vụ sẽ chiếm 50% GDP vào năm 2030
Dịch vụ du lịch là một trong 4 ngành dịch vụ ưu tiên phát triển trong thập kỷ mới.

Định hướng phát triển theo vùng lãnh thổ

Chiến lược cũng đề ra định hướng phát triển khu vực dịch vụ theo vùng lãnh thổ. Cụ thể, với vùng đồng bằng, tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, đặc biệt là nhóm ngành dịch vụ ưu tiên và các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội.

Hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ...

Tăng cường tính kết nối của các trung tâm dịch vụ lớn và trung tâm dịch vụ trên các tuyến hành lang kinh tế khu vực như: Hành lang mới về thương mại đường bộ, đường biển quốc tế (từ thành phố Trùng Khánh của Trung Quốc tới Singapore; hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang kinh tế phía Nam...).

Còn vùng trung du miền núi phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa để phát huy giá trị các tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử, đặc thù văn hóa các dân tộc của vùng. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở các địa điểm có điều kiện khí hậu phù hợp. Chú trọng phát triển hạ tầng, khai thác các lợi thế về kinh tế cửa khẩu để phát triển các ngành dịch vụ phân phối, du lịch.

Đối với vùng biển, ven biển và hải đảo, phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có tiềm năng, lợi thế và giá trị gia tăng cao gắn với vị trí địa lý như du lịch, vận tải biển, logistics, dịch vụ liên quan đến khai thác dầu khí, dịch vụ hậu cần nghề cá.

Phát triển hạ tầng và ứng dụng công nghệ cao trong đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành các cảng biển, hệ thống giao thông kết nối cảng biển, các khu du lịch biển chất lượng cao, mang tầm quốc gia và khu vực.

Hình thành các trung tâm logistics lớn tại Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ. Gắn phát triển ngành dịch vụ ở vùng biển, ven biển và hải đảo với bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải. Phát triển mạnh mẽ dịch vụ nghề cá và phát triển hạ tầng dịch vụ cho các đảo, nhất là các đảo có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

4 ngành dịch vụ ưu tiên phát triển

Đáng chú ý, chiến lược nêu rõ 4 ngành dịch vụ ưu tiên phát triển trong thời gian tới gồm dịch vụ du lịch, dịch vụ logistics và vận tải, dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, dịch vụ tài chính – ngân hàng.

Trong đó, giải pháp cho dịch vụ du lịch là hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về du lịch và liên quan đến du lịch tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển du lịch, nhập cảnh, xuất cảnh và đi lại cho khách du lịch quốc tế.

Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái.

Phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi, đồng bộ gồm hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở dịch vụ thông tin, tư vấn du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, lữ hành, hướng dẫn; phương tiện và cơ sở dịch vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch. Theo đó tập trung thu hút có lựa chọn các phân khúc thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng thị trường khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm. Xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở phát triển thương hiệu du lịch vùng, địa phương, thương hiệu doanh nghiệp du lịch và thương hiệu sản phẩm du lịch.

Cách làm mới để kích cầu du lịch

Cách làm mới để kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  4 năm
Tuy cầm cự được nhờ du lịch trong nước, ngành du lịch vẫn cần làm mới mình cho đến khi giao thương quốc tế trở lại hoạt động bình thường.
Cách làm mới để kích cầu du lịch

Cách làm mới để kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  4 năm
Tuy cầm cự được nhờ du lịch trong nước, ngành du lịch vẫn cần làm mới mình cho đến khi giao thương quốc tế trở lại hoạt động bình thường.
Cách làm mới để kích cầu du lịch

Cách làm mới để kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  4 năm

Tuy cầm cự được nhờ du lịch trong nước, ngành du lịch vẫn cần làm mới mình cho đến khi giao thương quốc tế trở lại hoạt động bình thường.

Đóng băng vì Covid-19, du lịch tìm lối thoát

Đóng băng vì Covid-19, du lịch tìm lối thoát

Tiêu điểm -  4 năm

Chú trọng phát triển du lịch nội địa và chuẩn bị sẵn sàng các giải pháp mở cửa du lịch quốc tế là hai trọng tâm lớn trong chiến lược phục hồi và phát triển ngành du lịch thời gian tới.

Gợi ý lộ trình mở cửa du lịch an toàn

Gợi ý lộ trình mở cửa du lịch an toàn

Leader talk -  4 năm

Nghiên cứu áp dụng lộ trình mở cửa du lịch từng bước tương tự Thái Lan cùng với việc chuẩn bị kỹ càng và nâng cấp về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, điểm đến sẽ giúp du lịch Việt Nam sớm hồi phục và hướng đến mục tiêu đưa du lịch sôi động trở lại như năm 2019.

Điểm sáng từ mô hình du lịch cộng đồng khu vực Nam Trung Bộ

Điểm sáng từ mô hình du lịch cộng đồng khu vực Nam Trung Bộ

Phát triển bền vững -  4 năm

Thực tế cho thấy, nhiều mô hình du lịch cộng đồng đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế du lịch, khiến nhiều địa phương “thay da đổi thịt” từng ngày.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  20 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  2 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  2 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Tiêu điểm -  2 ngày

Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  9 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  15 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  15 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  15 giờ

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  19 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  19 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.