Diễn đàn quản trị
Kiếm tiền đã khó, nhưng giữ tiền lại càng khó hơn
Giá trị tài sản gia tăng là điều ai cũng mong muốn. Đây là tâm lý chung của phần lớn con người. Nhưng tài sản của chúng ta sẽ chỉ bền lâu và vững chắc khi có một kế hoạch tài chính cá nhân cụ thể và rõ ràng.
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta ngày càng phải đối mặt đối mặt với nhiều vấn đề hơn trong cuộc sống, liên quan đến việc hoạch định tài chính như: thu nhập, chi tiêu, đầu tư...
Điều này càng trở nên cấp thiết, khi chúng ta đang sống trong một thế giới với rất nhiều nguy cơ về khủng hoảng kinh tế, công ăn việc làm, các biến động vĩ mô…
"Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề hoạch định tài chính cho cá nhân và gia định chưa được đại đa số công chúng nhận thức và quan tâm đúng mức", ông Larry Trương, chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân, thành viên Hội đồng chuẩn mực tư vấn tài chính Canada đánh giá.
Theo chuyên gia này, có một thực tế xã hội, nhiều gia đình Việt Nam thuộc dạng nghèo mặc dù họ tự nhận mình là "vừa đủ sống". Đa số chỉ tính tới những nhu cầu trước mắt, mà không hoàn toàn có nhiều kế hoạch cho tương lai. Giới trẻ có công ăn việc làm ổn định, có thu nhập lại có xu hướng, làm ra bao nhiêu xài hết bấy nhiêu.
Chưa kể, ta dễ dàng bắt gặp nhiều người tuy đã 40-50 tuổi mà vẫn loay hoay trong việc an cư và chi tiêu hằng ngày, chưa nói gì tới chuyện cho con cái học đại học, cao học, hay hôn nhân, hay kế hoạch nghỉ hưu, và sát sườn hơn nữa là các phương án tài chính dành cho việc chăm sóc sức khỏe.
Điều này một phần bắt nguồn từ việc thiếu cơ hội được đào tạo và trang bị nhận thức về việc "hoạch định tài chính cá nhân" là như thế nào cho mỗi cá nhân người Việt.
Trong khuôn khổ Hội nghị đầu tư "Tư Duy Thịnh Vượng" được Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Manulife Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vừa qua, ông Larry Trương đã có những chia sẻ hết sức thiết thực liên quan tới chủ đề này.
Mô hình tháp hoạch định tài chính cá nhân
Theo vị chuyên gia, dù ở bất kì hoàn cảnh, hay địa vị nào, cá nhân chúng ta đều có nguy cơ rơi vào tình cảnh khó khăn.
"Nếu như cách đây một năm, những ai bỏ ra số tiền 1 tỷ đồng đầu tư cho Bitcoin, thì hiện giờ, con số này chỉ khoảng 300 triệu đồng. Hoặc nếu những ai đầu tư vào bất động sản giai đoạn 2008 - 2009, thì chắc chắn sau đó họ phải trả một cái giá rất đắt. Tất cả những điều này cho thấy, trên đời không có gì là chắc chắn, rủi ro luôn có thể xảy ra", ông nói.
Nhìn vào những bài học thất bại từ các doanh nhân cả trong và ngoài nước, ông Larry Trương cho rằng, mỗi cá nhân đều cần chuẩn bị cho mình một kế hoạch tài chính thực sự tốt, nhằm hạn chế tối đa những rủi ro trong cuộc sống.
"Kiếm tiền đã khó, nhưng giữ tiền lại càng khó hơn", vị chuyên gia khẳng định.

Phân tích Tháp hoạch định tài chính dành cho các cá nhân, Larry Trương cho hay, mỗi người thường trải qua 3 giai đoạn: tạo tài sản, tích lũy tài sản và bảo vệ tài sản.
Ở giai đoạn tạo tài sản, chúng ta có khá nhiều phương án sinh lời. Số đông tin vào vàng và bất động sản. Có người lại bỏ tiền vào thị trường ngoại tệ, thị trường chứng khoán. Nhóm khác lại đầu tư vào chính doanh nghiệp mà mình đang sở hữu.
Sang giai đoạn tích lũy tài sản, họ sẽ lựa chọn các kênh tiền gửi ngân hàng, quỹ đơn vị tín thác, các quỹ tương hỗ… Và sau tất cả, họ bắt đầu nghĩ đến đảm bảo an toàn tài chính, bảo vệ số tài sản mình đang có một cách vững chắc thông qua các gói bảo hiểm.
"Tôi gọi đó là Tháp hoạch định tài chính cá nhân chuẩn. Tuy nhiên, áp dụng vào cuộc sống, nhiều người lại mắc sai lầm", ông Larry Trương nhấn mạnh.
Theo chuyên gia này, đúng là cuộc đời mỗi con người đều phải diễn ra theo trình tự là sinh lời, tích lũy, rồi mới đến bảo vệ. Nhưng tỉ trọng, cũng như mức đầu tư cho mỗi giai đoạn thì phải ngược lại.
Ông cho rằng, bảo vệ tài sản phải là tầng dưới cùng và vững chắc nhất. Sau đó mới tới tích lũy tài sản, và cuối cùng, đỉnh tháp là sinh lời.
"Giá trị tài sản gia tăng là điều ai cũng mong muốn. Đây là tâm lý chung của phần lớn con người. Nhưng tài sản của chúng ta sẽ chỉ bền lâu và vững chắc khi tầng đáy - lớp bảo vệ có nền tảng tốt. Như mô hình của Kim tự tháp ở Ai Cập vậy, nó tồn tại với thời gian là nhờ có kết cấu hợp lý. Do đó, tháp hoạch định cá nhân cũng tương tự", Larry Trương nói.
Tham khảo nguyên tắc 50/20/30
Nếu chưa có một kế hoạch tài chính cá nhân, cũng như mục tiêu tài chính rõ ràng, bạn có thể tham khảo nguyên tắc 50/20/30 được Elizabeth Warren - nhân vật được Tạp chí Times bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2017 đề cập trong cuốn sách của bà.
Đây là phương pháp tiếp cận đơn giản đối với kế hoạch tài chính cho những người mới làm quen, với nguyên tắc chia thu nhập làm ba nhóm chính 50%, 20% và 30% tương ứng ba nhóm chi tiêu.
Thứ nhất, nhóm chi tiêu thiết yếu chiếm khoảng 50% thu nhập bao gồm: nhà ở, di chuyển, thực phẩm... Đây là những khoản chi phục vụ trực tiếp đời sống hàng ngày, là các khoản chi thường xuyên và không biến động nhiều giữa các tháng. Một lời khuyên là tốt nhất dành cho bạn là đừng để nhóm chi này vượt quá một nửa con số thu nhập.
Tiếp theo là nhóm tích lũy, chiếm khoảng 20% thu nhập. Theo lời khuyên của Elizabeth Warren, hãy dành 20% thu nhập của bạn để tích lũy hoặc đầu tư cho tương lai.
Nhóm thứ ba là nhóm linh hoạt, chiếm khoảng 30%. Đúng như tên gọi, đây là các khoản chi thường biến động giữa các tháng và tùy thuộc vào sở thích và lối sống của mỗi người: Bạn bè, giải trí, quần áo, mỹ phẩm hoặc những sở thích cá nhân.
Nếu mong muốn của bạn là tiết kiệm càng nhiều càng tốt, hãy cân nhắc dành 30% cho tích lũy và 20% thu nhập cho nhóm chi tiêu linh hoạt.
Tuy nhiên, các con số gợi ý chỉ mang tính tương đối và nó còn phụ thuộc vào thu nhập và mục tiêu tài chính của mỗi người. Khi đã kiểm soát được thói quen chi tiêu, có một kế hoạch tài chính cụ thể, và dài hơi sẽ giúp bạn kiểm soát và chủ động với cuộc sống. Kế hoạch sắm một chiếc xe mới, sửa chữa nhà cửa hay thậm chí kết hôn.
Thách thức lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại 4.0 là quản trị dữ liệu
Không quá 5% doanh nghiệp Việt có thể thực hiện đến cùng phương pháp quản lý 5S của Nhật
Mặc dù rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng phương pháp quản lý 5S của người Nhật, nhưng không quá 5% thực hiện đến nơi đến chốn, ông Phạm Ngọc Tuấn, Chủ tịch Viện IMT, người đã có nhiều chục năm làm việc với các chuyên gia Nhật về chuyển giao công nghệ, nhận xét.
Chủ tịch Sacombank Dương Công Minh: Khởi nghiệp quan trọng nhất là 'gan to'
"Muốn khởi nghiệp phải có điều kiện cần là kiến thức, nhưng điều kiện đủ là gan to. Không có gan làm giàu sẽ khó có thể thành công."
Nhiều doanh nghiệp Việt vẫn thiếu quy trình quản trị tài chính
Chi phí là một trong những yếu tố cần quản trị nghiêm ngặt nhất bởi chính chi phí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận - chỉ tiêu hàng đầu của các công ty.
Doanh nghiệp và nghệ thuật để chuyển đổi số
Doanh nghiệp ở quy mô nào phù hợp để chuyển đổi số không phải là bài toán khó nhất nhưng việc tìm ra nghệ thuật chuyển đổi số mới là điều quan trọng nhất.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Cách CEO Misa hóa giải nỗi sợ AI cho nhân sự
CEO Misa Lê Hồng Quang đã thúc đẩy ứng dụng AI trong toàn doanh nghiệp để gia tăng hiệu suất.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Khi AI trở thành đồng nghiệp
Agentic AI chính là “động cơ số” giúp doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hoá chuỗi cung ứng và dự báo nhu cầu khách hàng trong cuộc chơi toàn cầu.
Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.
Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.
Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.