Phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn: Mô hình ‘toàn thắng’ của Heineken Việt Nam

Phạm Sơn Thứ sáu, 25/06/2021 - 16:07

Áp dụng chiến lược tuần hoàn hóa trong các hoạt động từ sản xuất, phân phối cho tới tổ chức sự kiện và làm việc tại văn phòng giúp Heineken Việt Nam tạo ra lợi ích “toàn thắng” (win – win - win) cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Heineken tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Sở hữu 26 nhà máy trải dài từ Bắc vào Nam, đóng góp tới gần 1% GDP mỗi năm, Heineken là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam.

Trong suốt quá trình hoạt động, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, phát triển bền vững luôn là trọng tâm được Heineken đặt lên hàng đầu, thể hiện qua báo cáo phát triển bền vững thường niên. Heineken cũng là doanh nghiệp nhiều năm giữ vững vị trí top 3 các doanh nghiệp phát triển bền vững của Việt Nam, theo đánh giá của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Bà Nguyễn Hiền Linh, chuyên gia điều hành phát triển bền vững tại Heineken Việt Nam cho biết, chiến lược phát triển bền vững của Heineken tập trung vào 3 khía cạnh, bao gồm thịnh vượng, con người và hành tinh. Thực hiện chiến lược phát triển bền vững đó không thể thiếu sự đóng góp từ mô hình kinh tế tuần hoàn.

Kinh tế tuần hoàn và mô hình “toàn thắng”

Nền kinh tế hiện nay đang được vận hành dựa trên mô hình tuyến tính, với đặc điểm là vòng đời sản phẩm được biểu diễn theo đường thẳng, từ quá trình khai thác, sản xuất, tiêu dùng cho đến thải bỏ.

Theo bà Linh, tại mỗi khâu của mô hình tuyến tính, chúng ta đều có thể tạo ra thay đổi để hướng tới chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn, ví dụ như tận dụng các nguyên vật liệu thứ cấp ở giai đoạn khai thác hay thiết kế sản phẩm theo hướng dễ thu gom, phân loại và tái chế.

Ứng dụng tư duy đó, Heineken đã từng bước chuyển đổi hoạt động theo định hướng tuần hoàn. Đến nay, bà Linh cho biết, kinh tế tuần hoàn hiện diện ở Heineken từ khâu sản xuất tại nhà máy cho tới hoạt động trên văn phòng. Tinh thần tuần hoàn cũng được Heineken lan tỏa tới các nhà cung ứng, phân phối của công ty.

Cụ thể, tại nhà máy, phụ phẩm bã bia sau quá trình sản xuất được sử dụng để làm thức ăn cho gia súc. Nước thải cũng được xử lý triệt để, có thể dùng để tưới cây hoặc nuôi cá.

Đối với năng lượng sử dụng trong nhà máy, Heineken thành lập đơn vị thứ ba mua lại vỏ trấu, mùn cưa, xử lý để tạo ra nhiên liệu sinh khối.

Đối với các loại bao bì như vỏ lon, vỏ chai, nắp chai, két bia, Heineken tiến hành thu gom trực tiếp tại hàng quán, siêu thị để tiến hành tái chế, tái sử dụng. Riêng nắp chai được công ty thu gom, xử lý thành thép để xây những cây cầu tại các địa phương còn khó khăn như Tiền Giang, An Giang.

Kinh tế tuần hoàn: Mô hình ‘toàn thắng’ của Heineken Việt Nam
Một cây cầu được xây dựng bằng thép sản xuất từ nắp chai bia tái chế của Heineken Việt Nam.

Tại các văn phòng, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Heineken cũng được quán triệt tư duy hạn chế xả thải, tích cực tái chế thông qua những chương trình nội bộ như cuộc thi trang trí cây thông từ vật liệu tái chế hay chương trình trao đổi, mua bán đồ cũ thu tiền từ thiện.

Tại các sự kiện được Heineken tổ chức, người tham dự được khuyến khích sử dụng bình nước cá nhân thay thế cho cốc nhựa dùng một lần. Những sản phẩm dùng cho sự kiện như mũ, áo được bọc trong các gói giấy tái chế thân thiện với môi trường thay cho túi nhựa, túi nilon.

Bà Linh cho biết, những chương trình, hoạt động hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn của Heineken đều tạo ra lợi ích “toàn thắng”, vừa bảo vệ môi trường, vừa giúp tiết giảm chi phí sản xuất, tạo ra hiệu ứng truyền thông hiệu quả, đồng thời cũng góp phần phục vụ và gia tăng sinh kế cho cộng đồng.

Theo kế hoạch, đến năm 2025, Heineken Việt Nam tiến tới việc bù hoàn 100% nước sử dụng trong quá trình sản xuất, sử dụng 100% năng lượng tái tạo và 100% rác thải được tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý đúng cách thay vì chôn lấp, thải bỏ ra môi trường.

“Những mục tiêu của Heineken Việt Nam đặt ra còn tham vọng hơn cả so với tập đoàn mẹ”, bà Linh nhấn mạnh.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  13 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  13 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  16 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  17 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  18 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  19 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".