Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
Nghị định hướng dẫn thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020 đang được lấy ý kiến rộng rãi các bên liên quan, với nhiều nội dung hướng tới thúc đẩy ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Bước vào giai đoạn mới, nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra cho Việt Nam là thúc đẩy phát triển mạnh mẽ nền kinh tế, đưa đất nước trở thành quốc gia có thu nhập cao, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo những giá trị bền vững, đặc biệt là bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế, từ năm 2019, Bộ Tài nguyên và môi trường đã tổ chức nghiên cứu, tham vấn, tổng kết ý kiến của các bên liên quan để tiến hành sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) chính thức được Quốc hội thông qua vào tháng 11 vừa qua, đưa ra những hướng tiếp cận mới để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường. Những hướng tiếp cận này tiếp tục được cụ thể hóa tại dự thảo nghị định hướng dẫn thực thi, dự kiến sẽ trình Chính phủ xem xét vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10/2021.
Theo ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường, dự thảo nghị định đưa ra nhiều quy định mang hàm ý thúc đẩy chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn, thay thế cho nền kinh tế tuyến tính như hiện tại.
Trong đó phải kể đến các quy định như phân loại rác thải tại nguồn đối với rác thải sinh hoạt; thu phí chất thải theo khối lượng; quy định về nhãn chất thải dành cho sản phẩm tái chế, sản phẩm thân thiện với môi trường hay quy định về mua sắm xanh.
Bên cạnh đó, một số nội dung vĩ mô cũng được đưa vào dự thảo nghị định, ví dụ như phát triển ngành công nghiệp môi trường, hàng hóa dịch vụ tái chế, dịch vụ xử lý chất thải; những ưu đãi cho ngành bảo vệ môi trường về đất đai, tài chính…
Công cụ EPR trong Luật Bảo vệ môi trường 2020
Điều 54 và điều 55 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 đưa ra quy định mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR). Cụ thể, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm thu gom, tái chế hoặc đóng góp tài chính vào quá trình xử lý rác thải đối với sản phẩm khi đến cuối vòng đời.
Công cụ này được xem là chìa khóa quan trọng thúc để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, giải quyết vấn nạn khủng hoảng rác thải, minh chứng thông qua sự áp dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo quy định chi tiết tại dự thảo nghị định, công cụ EPR sẽ được áp dụng cho các nhóm sản phẩm bao gồm pin và ắc quy; thiết bị điện tử; săm lốp; dầu nhớt; ô tô, xe máy và bao bì.
Doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất những sản phẩm trên sẽ phải thực hiện cam kết tái chế theo tỷ lệ và quy cách bắt buộc, thông qua việc tự tổ chức tái chế hoặc đóng góp vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, đối với các sản phẩm không thân thiện với môi trường, khó thu gom, xử lý như thuốc bảo vệ thực vật; kẹo cao su; tã bỉm; thuốc lá và sản phẩm sử dụng nhựa, doanh nghiệp phải đóng góp mức phí nhất định tùy theo khối lượng hoặc số lượng.
Tiền Quỹ Bảo vệ môi trường sẽ được sử dụng để hỗ trợ trực tiếp cho cá nhân, cộng đồng thu gom, xử lý, vận chuyển rác thải, được thực hiện dưới sự giám sát của ban quản lý quỹ.
Các quy định trên được áp dụng theo lộ trình tùy theo đặc điểm của từng sản phẩm. Doanh nghiệp vi phạm quy định sẽ bị phạt hành chính, truy thu số tiền phải nộp cộng thêm 50%. Quy định được miễn thực hiện đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ.
Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết, công cụ EPR giúp chia sẻ gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời tạo ra động lực cho doanh nghiệp không ngừng cải tiến, nâng cao tính thân thiện với môi trường của sản phẩm, từ đó hỗ trợ đắc lực cho mô hình kinh tế tuần hoàn.
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và môi trường đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo nghị định thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020, dự kiến gửi Bộ Tư pháp thẩm định vào đầu tháng 8 và trình Chính phủ vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 sắp tới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.