Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
Nhiều chuyên gia kỳ vọng 2022 sẽ là năm chứng kiến dòng vốn FDI kỷ lục vào Việt Nam.
Thời điểm dịch bệnh bùng phát trở lại ở TP.HCM và các địa phương phía Nam vào quý III/2021, nhiều tin đồn về việc một số nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc rút vốn, chuyển nhà máy ra khỏi Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế lại đang cho thấy một kết quả hoàn toàn ngược lại khi ngay trong tháng cuối cùng của năm 2021, liên tiếp các dự án FDI đã được cấp phép đầu tư vào Việt Nam.
Trong đó, dự án tỷ đô phải kể đến đó là Tập đoàn LEGO đã đầu tư nhà máy 1 tỷ USD tại tỉnh Bình Dương, dự kiến sẽ được triển khai vào nửa cuối năm 2022 và bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2024. Đây là nhà máy thứ 6 của LEGO trên thế giới và thứ 2 ở châu Á với kỳ vọng sẽ giúp tập đoàn này mở rộng mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu.
Một dự án FDI “tỷ đô” nữa quyết định đầu tư vào Việt Nam trong tháng 12/2021 đó là nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu bán dẫn của Công ty Amkor Technology, Inc – là một trong những nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm và đóng gói chất bán dẫn thuê ngoài lớn nhất thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Theo đó, dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 1,6 tỷ USD, trong đó giai đoạn đầu của dự án là 520 triệu USD, được khởi công vào quý I/2022 và sẽ giải ngân trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Mới đây, ông Tharabodee Serng Adichaiwit, Phó chủ tịch Phòng thương mại Thái Lan tại Việt Nam (ThaiCham) cho biết, hiện nay vốn đầu tư của các doanh nghiệp Thái Lan vào Việt Nam đang đứng thứ 9 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ.
"Dự định trong thời gian tới sẽ có thêm vài tỷ USD của các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào Việt Nam, giúp Thái Lan lên vị trí thứ 5 trong top nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam", ông Tharabodee nói.
Cũng theo các chuyên gia kinh tế, dòng vốn FDI trong năm 2022 còn được hỗ trợ tích cực bởi những cuộc gặp ngoại giao, chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam thời gian qua đều kết hợp với xúc tiến đầu tư nước ngoài và đã có những thỏa thuận được ký kết.
Gần đây nhất, trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ và Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nhiều thỏa thuận hợp tác giá trị hàng tỷ USD cũng đã được ký kết. Điển hình như, Tập đoàn Đại An, chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Đại An (Hải Dương) đã ký biên bản ghi nhớ về việc triển khai xây dựng công viên dược 500 triệu USD với Công ty Sri Avantika Contractors Ltd., (Ấn Độ).
Công ty cổ phần Công nghệ viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) và Công ty Ecologic Engineering (Ấn Độ) đã ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực phát triển hạ tầng, công nghiệp và đổi mới sáng tạo, với trị giá 4 tỷ USD.
Trước đó, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 22-25/11 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đã chứng kiến lễ trao đổi 44 văn kiện hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp hai nước. Trong đó, có thỏa thuận hợp tác đầu tư nhà máy điện Lạng Sơn trị giá 1,75 tỷ USD; dự án chăn nuôi, chế biến, phân phối thịt bò tại Vĩnh Phúc trị giá 500 triệu USD; thỏa thuận hợp tác phát triển khu kinh tế Đình Vũ (Hải Phòng) trị giá 250 triệu USD…
Nhận xét về những kết quả này, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho biết, năm 2021 đang dần khép lại, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp FDI tại thị trường Việt Nam, kỳ vọng 2022 sẽ là năm chứng kiến dòng vốn FDI kỷ lục đổ vào Việt Nam.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho rằng, sau gần 2 năm bị hạn chế di chuyển, các hoạt động đầu tư do dịch Covid-19, những tháng cuối năm 2021, dòng vốn FDI bắt đầu quay trở lại Việt Nam với rất nhiều dự án đầu tư lớn được cấp phép. Dự báo, năm 2022, Việt Nam vẫn là điểm đến của nhà đầu tư nước ngoài.
Do vậy, để chuẩn bị đón dòng vốn đầu tư chất lượng này thì môi trường thể chế của Việt Nam cũng cần cải cách mạnh hơn. Cải thiện khung pháp lý được xem là yếu tố then chốt tăng cường sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam. Nhà đầu tư cần được cung cấp thông tin đầy đủ, cần thiết về thị trường và các quy định có liên quan.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.