Kỳ vọng dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán

Trần Anh Thứ sáu, 27/01/2023 - 11:39

Thống kê số dư tiền gửi của nhà đầu tư để tại các công ty chứng khoán cuối quý III/2022 vào khoảng hơn 70.000 tỷ đồng. Sang quý IV, số dư tiền mặt và số dư cho vay ký quỹ của nhà đầu tư cũng tăng lên.

Báo cáo của Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) nhận định, dòng tiền cá nhân vẫn để ở các công ty chứng khoán tương đối lớn. Bên cạnh đó, thanh khoản cũng tăng lên, số người mua và người bán tăng lên cho thấy có thể có một lượng nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường. 

Đây là tín hiệu tích cực bởi nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi cơ hội để quay trở lại thị trường nếu bối cảnh vĩ mô có dấu hiệu tích cực hơn trong năm 2023.

Theo đó, các tín hiệu tích cực từ việc nới room tín dụng, thay đổi chính sách, thành lập các tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản kỳ vọng giúp thị trường địa ốc ấm dần lên từ cuối 2023 – năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nâng hạn mức tín dụng thêm 1,5% - 2% vào cuối năm 2022 (tương đương 240.000 tỷ đồng) tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên. Mặc dù vậy, đây có thể coi tín hiệu tích cực đầu tiên cho thị trường bất động sản. Các doanh nghiệp sẽ có nguồn tiền để trả nợ hoặc thực hiện dự án nhưng sẽ có sự chọn lọc, áp dụng với doanh nghiệp uy tín, dự án đang triển khai và tài sản đảm bảo chất lượng cao,

Trong khi đó, Dự thảo sửa đổi Nghị định 65 nếu được thông qua sẽ gỡ khó về mặt dòng tiền trả nợ cho các chủ đầu tư. Điều này có thể giúp dòng tiền các doanh nghiệp bất động sản bớt rủi ro và triển khai kinh doanh dự án trở lại. Bên cạnh đó các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng đã đẩy mạnh mua lại trước hạn trái phiếu để giảm thiểu rủi ro.

Đối với giải ngân vốn đầu tư công, trong năm 2023, Chính phủ nâng ngân sách cho lĩnh vực này lên 700.000 tỷ đồng (tăng 25% so với kế hoạch năm 2022). Chính phủ cũng nâng chi đầu tư phát triển từ vốn ngân sách nhà nước lên gần 730.000 tỷ đồng, chiếm 30% tổng chi ngân sách dự toán năm 2023 cũng cho thấy quyết tâm đẩy mạnh giải ngân đầu tư công của Chính phủ.

Giải ngân đầu tư công được kỳ vọng trở thành trụ cột mới cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới nhờ tính dẫn dắt và lan tỏa trên nhiều nhóm ngành. Nhóm phân tích cho rằng, việc tăng tốc giải ngân trong năm 2023 do đây là năm bản lề thực diện các dự án đầu tư cho giai đoạn 2021 – 2025. Đây cũng là năm phải giải ngân toàn bộ vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác, các đầu kéo vĩ mô khác kỳ vọng kém khả quan (đầu tư và xuất khẩu chậm lại).

Liên quan đến các yếu tố khác, lạm phát trong nước năm 2023 tăng những vẫn trong tầm kiểm soát khi các yếu tố các yếu tố bên ngoài và bên trong đều đang tích cực hơn.

Cụ thể, Fed dự báo ngừng tăng lãi suất từ nửa cuối năm 2023 và Trung Quốc tái mở cửa có thể tác động trái chiều lên chỉ số lạm phát ở Việt Nam. Áp lực lạm phát từ bên ngoài khả năng giảm bớt từ nửa cuối 2023 khi giá cả hàng hóa hạ nhiệt, rủi ro tỷ giá bớt áp lực lên chi phí nhập khẩu nguyên nhiên liệu trong nước.

Trong nước, áp lực lạm phát từ phía cầu khi nhu cầu tiêu dùng hồi phục; tiền lương cơ sở tăng; nới room tín dụng; tăng giải ngân đầu tư công và chương trình phục hồi và phát triển KTXH. Đồng thời, áp lực từ giá cả một số mặt hàng trong nước nhưng có thể kiểm soát: Giá cả các hàng hóa (điện, y tế, giáo dục) khả năng tăng so với năm trước tuy nhiên Chính phủ có thể điều chỉnh tăng giá với mức độ và thời điểm thích hợp để kiểm soát lạm phát mục tiêu.

Ngược lại, giá cả các hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong rổ chỉ số dự báo hạ nhiệt (giá thịt lợn, gạo) sẽ giúp kiềm chế đà tăng lạm phát.

Tỷ giá cũng được dự báo sẽ bớt căng thẳng từ giữa năm 2023 khi Fed dừng tăng lãi suất; dự trữ ngoại hối tăng trở lại do lượng kiều hối cuối năm 2022 tăng, tiếp tục xuất siêu, nhóm dịch vụ kỳ vọng tăng nhờ Trung Quốc mở cửa.

Các tín hiệu tích cực về thị trường tiền tệ, ngoại hối cuối năm kỳ vọng sẽ tiếp tục trong năm 2023. Cụ thể, đồng USD xu hướng giảm, VND tiếp tục lên giá so với USD và các đồng tiền khác; NHNN niêm yết lại giá chào mua USD tại mức 23.450; dòng tiền từ kiều hối tăng; Trung Quốc mở cửa trở lại; giá xăng dầu ổn định.

Báo cáo phân tích của Agriseco kỳ vọng, lạm phát năm 2023 nằm trong tầm kiểm soát ở mức 4,5% và tỷ giá bớt căng thẳng sẽ giúp NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ.

Với thị trường chứng khoán, thống kê số dư tiền gửi của nhà đầu tư để tại các công ty chứng khoán cuối quý III/2022 vào khoảng hơn 70.000 tỷ đồng, tăng nhẹ so với quý trước. Quý IV, số dư tiền mặt và số dư cho vay ký quỹ cũng tăng lên.

Thêm vào đó, khối ngoại mua ròng gần 30.000 tỷ đồng trong năm 2022 khi định giá Việt Nam về mức hấp dẫn so với khu vực.

Tái cơ cấu lại thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán và bất động sản

Tái cơ cấu lại thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán và bất động sản

Tài chính -  2 năm
Chính phủ quyết tâm cơ cấu lại thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán và bất động sản. Việc lành mạnh hoá, phát triển an toàn, bền vững các thị trường này được coi là yếu tố giúp tăng nền tảng kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ nền kinh tế.
Tái cơ cấu lại thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán và bất động sản

Tái cơ cấu lại thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán và bất động sản

Tài chính -  2 năm
Chính phủ quyết tâm cơ cấu lại thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán và bất động sản. Việc lành mạnh hoá, phát triển an toàn, bền vững các thị trường này được coi là yếu tố giúp tăng nền tảng kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ nền kinh tế.
Triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng cho hạ tầng, công nghệ số

Triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng cho hạ tầng, công nghệ số

Tài chính -  1 giờ

Ngành ngân hàng thống nhất triển khai chương trình này theo tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi".

Tái định hình quyền lực vốn ngân hàng trong ma trận ESG

Tái định hình quyền lực vốn ngân hàng trong ma trận ESG

Tài chính -  2 ngày

Ngân hàng dù không phát thải trực tiếp nhưng lại nắm quyền lực trong chuỗi phát thải thông qua các khoản tín dụng và đầu tư.

ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan

ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan

Tài chính -  3 ngày

Liệu con tàu ACB có thể về đích, khi liên tục xuất hiện những cơn gió ngược như Mỹ áp thuế đối ứng, hay bóng ma chiến tranh thương mại ngày một hiện hữu?

Tái cấu trúc danh mục đầu tư trước biến cố thuế quan Mỹ

Tái cấu trúc danh mục đầu tư trước biến cố thuế quan Mỹ

Tài chính -  3 ngày

Dù mức thuế quan cao mà Mỹ dự kiến áp dụng sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam vào những biến động khó lường, các chuyên gia vẫn chỉ ra những điểm sáng đầu tư về trung, dài hạn.

Tín dụng tăng mạnh ngay từ đầu năm

Tín dụng tăng mạnh ngay từ đầu năm

Tài chính -  5 ngày

Trong ba tháng đầu năm 2025, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt mức 2,5% so với cuối năm 2024, cao gấp gần 10 lần so với mức tăng cùng kỳ năm trước.

Vina T&T và bài toán sinh tồn trong biến động thuế quan Mỹ

Vina T&T và bài toán sinh tồn trong biến động thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  43 phút

Vina T&T kỳ vọng Việt Nam sẽ tìm được lối ra trước làn sóng áp thuế của Mỹ nhưng đồng thời cũng chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng cho hạ tầng, công nghệ số

Triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng cho hạ tầng, công nghệ số

Tài chính -  1 giờ

Ngành ngân hàng thống nhất triển khai chương trình này theo tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi".

Trước áp lực thuế quan, Becamex IDC hoãn thương vụ đấu giá lịch sử

Trước áp lực thuế quan, Becamex IDC hoãn thương vụ đấu giá lịch sử

Doanh nghiệp -  3 giờ

Kế hoạch bán đấu giá 300 triệu cổ phiếu của Becamex IDC bị hoãn lại trong bối cảnh ngành bất động sản công nghiệp chịu áp lực lớn từ chiến lược thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thâu tóm New Tech, Văn Phú - Invest mở lối vào thị trường địa ốc TP.HCM

Thâu tóm New Tech, Văn Phú - Invest mở lối vào thị trường địa ốc TP.HCM

Doanh nghiệp -  3 giờ

Trong khi việc thanh toán quỹ đất cho dự án làm đường bị bế tắc, Văn Phú - Invest chuyển hướng sang mua bán - sáp nhập để có thể thâm nhập vào thị trường bất động sản TP.HCM.

Chủ động sớm, doanh nghiệp vẫn chật vật giữa thị trường carbon

Chủ động sớm, doanh nghiệp vẫn chật vật giữa thị trường carbon

Phát triển bền vững -  6 giờ

Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.

Ngành khách sạn gồng mình trước áp lực chi phí

Ngành khách sạn gồng mình trước áp lực chi phí

Diễn đàn quản trị -  6 giờ

Ngành khách sạn sẽ ứng phó ra sao khi chi phí nhân sự, năng lượng, trang thiết bị, thực phẩm đều “rủ nhau” tăng cao?

F88 'mượn' vai những người khổng lồ bước ra ánh sáng

F88 'mượn' vai những người khổng lồ bước ra ánh sáng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Nhờ đâu F88 đã liên tục nhận được những cái gật đầu của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như ngân hàng MB, CIMB, Thế Giới Di Động?