Tiêu điểm
‘Làm đúng’ để tăng trưởng đột phá
Tăng trưởng kinh tế đạt mức 6 – 7% mỗi năm dù còn nhiều điểm nghẽn, cho thấy nếu khơi thông điểm nghẽn, mức tăng trưởng hai con số là hoàn toàn khả thi.
Giai đoạn 2007 – 2008, thời điểm trước khủng hoản nợ công châu Âu, khi Việt Nam mới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), câu chuyện tăng trưởng hai con số đã được bàn thảo tại các kỳ họp Quốc hội.
Trong các bàn thảo đó, có ý kiến đưa ra rằng việc loại bỏ các lực cản nội tại của nền kinh tế, thông qua chống triệt để thất thoát, lãng phí, khơi thông các nguồn lực, tốc độ tăng trưởng có thể đạt thêm ít nhất 1% GDP.
Trong bối cảnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt hai con số một lần nữa được đưa ra, TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, tiếp tục nhấn mạnh động lực tăng trưởng đến từ việc khơi thông các nguồn lực.
“Chúng ta đạt mức tăng trưởng 6 – 7% dù còn nhiều điều làm chưa đúng. Như vậy, chỉ cần “làm đúng”, bớt đi những điều chưa đúng, con số tăng trưởng có thể tăng thêm 1 – 2%”, ông Đông khẳng định.
Theo nguyên lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư, những điều làm chưa đúng, có thể đến từ nguyên nhân chủ quan và khách quan, là những yếu tố gây nghẽn, cản trở các hoạt động kinh tế. Loại bỏ những điều này, bộ máy kinh tế được bôi trơn, việc tăng tốc độ tăng trưởng là hoàn toàn thực tế và khả thi.
Đồng quan điểm, TS. Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội, lấy ví dụ về một điểm nghẽn được doanh nghiệp, nhà đầu tư phản ánh là câu chuyện “chủ trương đầu tư”.
Theo đó, doanh nghiệp khi triển khai dự án đã phải đảm bảo nhiều giấy phép, từ đất đai cho đến xây dựng. Tuy nhiên, sau thời gian triển khai, doanh nghiệp muốn tăng vốn hoặc muốn chuyển sang sản xuất sản phẩm khác để phù hợp với tình hình thực tế, phải xin điều chỉnh chủ trương đầu tư, mất đến khoảng 2 – 3 tháng.
Không ít những hiện tượng tương tự đang tồn tại trong nền kinh tế. Ông Hiếu nhấn mạnh vấn đề cải cách thể chế để đảm bảo tăng trưởng, thông qua tư duy rất đơn giản là “cái gì đang cản trở thì xóa bớt nó đi”.
Bên cạnh câu chuyện “làm đúng” và “làm chưa đúng”, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng liệt kê “đôi cánh” cho tăng trưởng hai con số là chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.
Ông Đông cho biết, hai bước chuyển đổi lớn này có tính bổ sung, tương tác lẫn nhau và là xu thế tất yếu của thời đại. Trong đó, câu chuyện chuyển đổi xanh đang trở thành luật chơi chung của thế giới, với hàng nghìn tiêu chuẩn, quy chuẩn đặt ra, yêu cầu tem mác xanh, tiêu chí ESG dành cho doanh nghiệp, hàng hóa xuất khẩu.
Tuy nhiên, nếu làm nhanh, làm tốt, chuyển đổi xanh có thể tạo ra tiềm năng kinh tế lớn, đơn cử như việc tín chỉ carbon đã tăng giá rất mạnh trong thời gian qua.
Còn chuyển đổi số vừa giúp tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất, vừa bổ trợ tốt cho chuyển đổi xanh. Chẳng hạn, Tập đoàn Viettel có thể ứng dụng công nghệ để giảm ngay lập tức 10 – 15% lượng phát thải đô thị chỉ thông qua công nghệ thông tin.
Về câu chuyện “chuyển đổi kép”, ông Hiếu tiếp tục nhấn mạnh vai trò của thể chế. Theo Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội, cần phải tạo ra cơ chế để doanh nghiệp tự do sáng tạo, từ đó doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới đầy tiềm năng.
Kinh tế Việt Nam và thế giới chứng kiến không ít startup công nghệ chỉ trong thời gian ngắn đã tạo ra quy mô vốn lên đến hàng nghìn tỷ. Đây là động lực rất lớn, cần được khơi thông để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đột phá.
“Cần thực hiện đúng tư duy cho doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm, chứ không phải cản trở doanh nghiệp thực hiện những điều “chưa có trong quy định”, đồng thời đảm bảo chi phí tuân thủ, thời gian thực hiện thủ tục hành chính ngắn để doanh nghiệp tự do sáng tạo”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Giám đốc VCBF: Cơ hội lớn đang mở ra cho những doanh nghiệp tăng trưởng
Động lực đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 8%
Tăng trưởng 8% năm 2025 là mục tiêu thách thức, đòi hỏi các yếu tố về cải cách thể chế, ổn định vĩ mô cũng như linh hoạt trong điều hành chính sách.
Cải cách thể chế để tăng trưởng hai con số
Cải cách thể chế theo hướng tạo thuận lợi cho dòng vốn chảy vào nền kinh tế là giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng hai con số.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Ấn tượng nhưng còn nhiều vấn đề nội tại
Kinh tế Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng với GDP đạt 7,09%, nhưng đằng sau là những thách thức nội tại cần được cải thiện.
‘Làm đúng’ để tăng trưởng đột phá
Tăng trưởng kinh tế đạt mức 6 – 7% mỗi năm dù còn nhiều điểm nghẽn, cho thấy nếu khơi thông điểm nghẽn, mức tăng trưởng hai con số là hoàn toàn khả thi.
Chủ tịch FPT cam kết 8 điểm đột phá cho kỷ nguyên mới
Thông qua Nghị quyết 57, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình tin rằng, Việt Nam có thể vươn lên ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, những công nghệ lõi mà mọi quốc gia đều cần.
Ngân hàng Nhà nước hút ròng trước áp lực tỷ giá tăng cao
Theo dữ liệu từ Wichart, để ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút ròng gần 52.600 tỷ đồng chỉ trong vòng một tuần qua.
Dragon Capital: Đầu tư công dẫn dắt tăng trưởng kinh tế 2025
Lãnh đạo Dragon Capital khẳng định nếu niềm tin của khối doanh nghiệp tư nhân cao thì tăng trưởng kinh tế hai con số không khó.
Đón 'Tết bên thềm nhà' cùng phong cách sống resort living tại Lagoon Residences
Những tin vui từ thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Hạ Long và cơ hội đầu tư tiềm năng trong năm 2025, đã được đại diện nhà phát triển BIM Land và Địa ốc MGV chia sẻ tới khách hàng, trong khuôn khổ bữa tiệc ấm cúng đón xuân “Tết bên thềm nhà” vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Bước đột phá chiến lược trong thu hút đầu tư
Quỹ Hỗ trợ đầu tư có thể giúp thu hút các dự án công nghệ cao, góp phần xây dựng một nền kinh tế bền vững, sáng tạo và hội nhập quốc tế.
ACB tái bổ nhiệm ông Từ Tiến Phát làm tổng giám đốc
Ông Từ Tiến Phát cùng ban lãnh đạo đã lèo lái ACB liên tục có những bước tiến ấn tượng trong suốt những năm vừa qua.