Cải cách thể chế để tăng trưởng hai con số

Hoàng Đông Thứ sáu, 10/01/2025 - 10:09

Cải cách thể chế theo hướng tạo thuận lợi cho dòng vốn chảy vào nền kinh tế là giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng hai con số.

Ông Đậu Anh Tuấn tại Diễn đàn Kịch bản kinh tế Việt Nam 2025. Ảnh: VnEconomy.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần chủ động thực hiện các kịch bản tăng trưởng để năm 2025 đạt tốc độ tăng trưởng tối thiểu 8%, phấn đấu đạt tăng trưởng hai con số trong điều kiện thuận lợi.

Đánh giá mục tiêu tăng trưởng hai con số là rất tham vọng, ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, nhìn nhận, cần phải đẩy mạnh đầu tư công thông qua cải cách thể chế mạnh mẽ hơn nữa, lấy đó làm nền tảng cho tăng trưởng.

“Hiện nay, quy trình thủ tục đầu tư công rất mất thời gian. Điều Chính phủ có thể làm ngay là cải cách thể chế mạnh mẽ để giảm thủ tục, đóng góp cho tăng trưởng”, ông Hùng khẳng định.

Đồng quan điểm, theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký, Trưởng ban pháp chế Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhấn mạnh vai trò của cải cách thể chế, môi trường kinh doanh trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Theo ông Tuấn, một số địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng hay thậm chí là một tỉnh nhỏ như Trà Vinh đã đạt được tốc độ tăng trưởng hai con số suốt nhiều năm. Điểm chung của những địa phương này là đều có môi trường kinh doanh hết sức thông thoáng, thuận lợi, giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng các dự án đầu tư, kinh doanh.

Ba trọng tâm cải cách thể chế

Về công tác cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, ông Tuấn khuyến nghị cần tập trung vào ba khía cạnh.

Thứ nhất, cải thiện chất lượng hệ thống văn bản pháp luật, trong đó ưu tiên tháo gỡ những vướng mắc cản trở dòng vốn đi vào thực thi. Thực tế cho thấy, một dự án đầu tư công, đầu tư nước ngoài vướng phải rất nhiều cơ chế, chính sách, từ luật về đất đai, quy hoạch cho đến phòng cháy chữa cháy.

Do đó, nếu thiếu đi sự đồng bộ, phối hợp giữa các ngành, dự án sẽ bị đình trệ, gây tiêu tốn về cả thời gian và nguồn lực.

“Chúng tôi khảo sát 30 dự án vừa kết thúc đầu tư, vẽ lại hành trình làm thủ tục của họ trên thực tế, cho thấy đường đi lằng nhằng, phức tạp rất khác so với thủ tục đề ra trên văn bản vì không có sự phối hợp giữa các ngành”, Phó tổng thư ký VCCI cho biết.

Hiện tại, công tác hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật đang được Quốc hội, Chính phủ đẩy mạnh. Theo ông Tuấn, Nhà nước có thể thay đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng một luật quy định cụ thể một vấn đề chung thay vì cát cứ theo từng lĩnh vực, chẳng hạn như luật về đường sắt cao tốc có thể điều chỉnh các vấn đề liên quan như quy hoạch, đất đai, giao thông. Từ đó, những vướng mắc trong triển khai dự án sẽ được tháo gỡ.

Thứ hai, thủ tục hành chính cần ưu tiên đưa vốn vào nền kinh tế nhanh nhất. Ông Tuấn nhấn mạnh, thay vì lập nhiều tổ công tác để tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đầu tư thì có thể rà soát lại chính sách, sửa đổi quy định, thủ tục theo hướng gọn gàng hiệu quả.

Làm được điều này, các dự án đầu tư có thể được hoàn thiện thủ tục trong thời gian tính bằng tháng, bằng tuần thay vì “hoàn thành thủ tục trong hai đến ba năm đã được gọi là nhanh”.

Gần đây, Quốc hội thông qua dự án một luật sửa bốn luật ngành đầu tư, trong đó quy định luồng xanh giúp giảm mạnh thời gian làm thủ tục hành chính cho các dự án công nghệ cao. Ông Tuấn kỳ vọng sớm áp dụng luồng xanh cho nhiều dự án thuộc các lĩnh vực khác, từ đó tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng là giải pháp đặc biệt quan trọng giúp giảm thời gian làm thủ tục hành chính. Chẳng hạn, tại Singapore, doanh nghiệp xuất nhập khẩu chỉ cần đăng ký trên một cổng thông tin riêng để cấp phép, làm thủ tục, thay vì phải đi đến nhiều “cửa”, làm việc với nhiều cơ quan để thực hiện những thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

Nếu áp dụng giải pháp tương tự cho 90 nghìn doanh nghiệp Việt Nam đang làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng ngày, thời gian thông quan, lưu kho sẽ giảm mạnh, tạo ra lực đẩy lớn cho nền kinh tế.

Cuối cùng, đẩy mạnh công tác thực thi chính sách ở các địa phương. Theo ông Tuấn, các địa phương có tốc độ tăng trưởng hai con số trong nhiều năm là bài học điển hình về vai trò của chính quyền địa phương trong việc kiến tạo môi trường kinh doanh tinh gọn, hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp.

Áp dụng và nhân rộng những bài học này là giải pháp quan trọng để 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của đất nước.

Đổi mới từ tư duy đến hành động để tháo gỡ nút thắt thể chế

Đổi mới từ tư duy đến hành động để tháo gỡ nút thắt thể chế

Leader talk -  1 tháng
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh những đổi mới hoạt động của Quốc hội nhằm tháo gỡ những nút thắt thể chế, trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW tổ chức mới đây.
Đổi mới từ tư duy đến hành động để tháo gỡ nút thắt thể chế

Đổi mới từ tư duy đến hành động để tháo gỡ nút thắt thể chế

Leader talk -  1 tháng
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh những đổi mới hoạt động của Quốc hội nhằm tháo gỡ những nút thắt thể chế, trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW tổ chức mới đây.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Sớm tháo gỡ 'điểm nghẽn' thể chế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Sớm tháo gỡ 'điểm nghẽn' thể chế

Leader talk -  2 tháng

Trong ba 'điểm nghẽn' lớn nhất hiện nay gồm thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế chính là 'điểm nghẽn' của 'điểm nghẽn', Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh.

Hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư của Quảng Ninh

Hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư của Quảng Ninh

Tiêu điểm -  5 tháng

Nằm tại vị trí chiến lược của cửa ngõ phía Bắc, Quảng Ninh đang tích cực kiến tạo nền tảng kinh tế vững mạnh với mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh cải cách thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh cải cách thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp

Tiêu điểm -  1 năm

Trước tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp lý lịch tư pháp gây bức xúc dư luận trong thời gian vừa qua, Thủ tướng đã ban hành chỉ thị đẩy mạnh cải cách thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân về công tác thủ tục hành chính.

Cải cách thể chế để tăng trưởng hai con số

Cải cách thể chế để tăng trưởng hai con số

Tiêu điểm -  44 giây

Cải cách thể chế theo hướng tạo thuận lợi cho dòng vốn chảy vào nền kinh tế là giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng hai con số.

Thị phần môi giới VNDirect 'chạm đáy'

Thị phần môi giới VNDirect 'chạm đáy'

Tài chính -  6 phút

Trong quý IV/2024, thị phần môi giới của VNDirect đã giảm xuống mức 5,08%. Đây là mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua của công ty.

Yeah1 muốn huy động gần 550 tỷ đồng từ cổ đông

Yeah1 muốn huy động gần 550 tỷ đồng từ cổ đông

Doanh nghiệp -  11 phút

Yeah1 cho biết số tiền thu từ việc chào bán sẽ được sử dụng để góp tăng vốn cho các thành viên và trả nợ.

  Đề nghị cơ chế đăng ký thành viên tại trung tâm tài chính

Đề nghị cơ chế đăng ký thành viên tại trung tâm tài chính

Tiêu điểm -  17 phút

Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị một số hình thức tổ chức, công ty tài chính được phép đăng ký thành lập và hoạt động tại trung tâm tài chính.

T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào

T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào

Doanh nghiệp -  22 phút

Dự án điện gió Savan 1 tại Lào đánh dấu bước tiến của T&T Group trong năng lượng sạch, góp phần tăng cường hợp tác Việt Nam - Lào và đảm bảo an ninh năng lượng.

Táo Marcom 2024: Hiểu để Thương

Táo Marcom 2024: Hiểu để Thương

Nhịp cầu kinh doanh -  23 phút

Chủ đề "Hiểu để Thương" của Táo Marcom 2024 do VMCC tổ chức nhấn mạnh, sự trường tồn của thương hiệu được xây dựng từ sự thấu hiểu chính mình, khách hàng và bối cảnh.

Ngân hàng Việt và một thập kỷ nỗ lực mở cửa trái phiếu xanh

Ngân hàng Việt và một thập kỷ nỗ lực mở cửa trái phiếu xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Từ những quy định ban đầu của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia vào năm 2015, đến năm 2025, các ngân hàng thương mại đã có một thập kỷ nỗ lực mở cửa thị trường tài chính xanh, trong đó có sứ mệnh tiên phong dẫn dắt trái phiếu xanh tại Việt Nam.