Lạm phát có còn đe dọa nền kinh tế?

An Chi Thứ năm, 04/01/2024 - 13:27

Chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể tạm thời lãng quên các yếu tố về rủi ro lạm phát để có các giải pháp kịp thời phục hồi, phát triển kinh tế xã hội.

Lạm phát không còn là mối lo của nền kinh tế Việt Nam cũng như trên toàn thế giới trong năm 2024. Đó là nhận định của TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia khi cho rằng thế giới hiện đã qua đỉnh lạm phát. 

Năm nay, ông Lực dự báo lạm phát toàn cầu được dự báo sẽ về mức 3%, giảm từ mức 8,4% năm 2022 và 5,5% năm 2023.

Trong nước, lạm phát cũng đang có xu hướng giảm. Trong năm 2023, CPI tháng 1 tăng cao, ở mức 4,89% nên áp lực lạm phát rất lớn. Tuy nhiên, mức tăng đã giảm dần sau đó và đến tháng 6 chỉ còn tăng 2%, đến tháng 12 tăng 3,58%. Bình quân cả năm 2023 lạm phát ở mức 3,25%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. 

Lạm phát có còn đe doạ nền kinh tế?
Lạm phát đang có xu hướng giảm tại cả trong nước và trên thế giới. Ảnh: Hoàng Anh

Để có được kết quả như vậy, trong năm vừa qua, nhiều giải pháp đã được tích cực triển khai như giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. 

Chính phủ tích cực chỉ đạo triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8%, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất, hỗ trợ doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, thị trường các mặt hàng thiết yếu không có biến động bất thường, nguồn cung được bảo đảm. Giá một số mặt hàng giảm theo giá thế giới cũng đã góp phần giúp giảm áp lực lạm phát như giá xăng dầu bình quân năm 2023 giảm 11,02% so với năm 2022, giá gas giảm 6,94%. 

Có thể nói, năm 2023, Việt Nam đã thành công trong kiểm soát lạm phát. Sang năm 2024, ông Lực cho rằng, các yếu tố tích cực này vẫn sẽ tiếp tục tiếp diễn.

Mặc dù theo dự báo từ Tổng cục Tống kê, áp lực lạm phát vẫn hiện hữu, song vẫn có những yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá.

Theo đó, năm 2024, rủi ro lạm phát sẽ đến từ các yếu tố như giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao, Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên. 

Bên cạnh đó, đô la Mỹ tăng giá càng làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá hàng hóa tại Việt Nam.

Tại trong nước, giá dịch vụ y tế, giáo dục điện, lương thực thực phẩm tăng cũng sẽ tác động làm tăng CPI. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thế tiếp tục tăng giá điện khi nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, than đều đang ở mức cao.

Ngoài ra, các chương trình hỗ trợ phục hồi, giải ngân đầu tư công của Chính phủ, dịch vụ du lịch… dự kiến sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá trong thời gian tới.

Chính phủ quản trị rủi ro tốt; rủi ro tài khóa ở mức trung bình, dư địa chính sách vẫn còn, lạm phát có thể tạm thời được "lãng quên".

TS. Cấn Văn Lực

Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố có khả năng tạo áp lực lên lạm phát cũng có những yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá như hỗ trợ giảm thuế môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế VAT tiếp tục được thực hiện trong năm 2024.

Theo ông Lực, với điều kiện kinh tế vĩ mô như hiện nay, Chính phủ quản trị rủi ro tốt; rủi ro tài khóa ở mức trung bình, dư địa chính sách vẫn còn, lạm phát có thể tạm thời được "lãng quên".

Trong năm tới, lạm phát được dự báo sẽ ở mức 3,5 - 4%. Đây là một tín hiệu tốt cho phục hồi tăng trưởng. Chính phủ có thể căn cứ vào các yếu tố vĩ mô này để có nhiều giải pháp kịp thời, hỗ trợ các doanh nghiệp, nền kinh tế.

"Việt Nam không nên lo lắng, sợ hãi quá lớn với lạm phát, bởi bên cạnh mục tiêu kiểm soát lạm phát, vẫn phải phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Chính phủ cần tích cực hơn trong các giải pháp về chính sách tài khoá, tiền tệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phục hồi", ông Lực nhấn mạnh.

Tổng cục Thống kê cũng cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng.

Để kiểm soát lạm phát, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.

Hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ cần được đảm bảo, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột căng thẳng địa chính trị Nga – Ucraina khó lường, phức tạp.

Diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng dầu, cần được theo dõi để có giải pháp điều hành phù hợp. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng

Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng

Tiêu điểm -  11 tháng
Nền kinh tế đang phục hồi ngày càng tích cực, thích ứng tốt trước bối cảnh mới của thế giới và trong nước. Các hoạt động đối ngoại cấp cao, ngoại giao kinh tế đã mở ra những cơ hội thuận lợi mới để đẩy mạnh thu hút đầu tư.
Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng

Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng

Tiêu điểm -  11 tháng
Nền kinh tế đang phục hồi ngày càng tích cực, thích ứng tốt trước bối cảnh mới của thế giới và trong nước. Các hoạt động đối ngoại cấp cao, ngoại giao kinh tế đã mở ra những cơ hội thuận lợi mới để đẩy mạnh thu hút đầu tư.
Giá xăng giảm mạnh giúp kiềm chế lạm phát tháng 10

Giá xăng giảm mạnh giúp kiềm chế lạm phát tháng 10

Tiêu điểm -  1 năm

Mặc dù có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ ghi nhận chỉ số giá tăng và chỉ có 2 nhóm giảm, nhưng CPI tháng 10 chỉ tăng nhẹ 0,08%.

Xuất hiện rủi ro lạm phát

Xuất hiện rủi ro lạm phát

Tiêu điểm -  1 năm

Trong khi tăng trưởng của Việt Nam chứng kiến một số tin tốt, lạm phát liên tục nhích lên làm gia tăng lo ngại, theo HSBC.

Lạm phát 6 tháng dùng hết 2/3 chỉ tiêu năm

Lạm phát 6 tháng dùng hết 2/3 chỉ tiêu năm

Tiêu điểm -  1 năm

CPI bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 3,29%, cao hơn tới gần 1% so với mức tăng cùng kỳ năm trước. Mức tăng này khá gần với mục tiêu lạm phát Quốc hội đề ra 4,5% cho năm 2023.

Chính sách tiền tệ 2023 ưu tiên kiểm soát lạm phát

Chính sách tiền tệ 2023 ưu tiên kiểm soát lạm phát

Tài chính -  1 năm

Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2023, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, kiểm soát lạm phát, đảm bảo mục tiêu Quốc hội đặt ra, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ chính trị lớn nhất.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  10 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  12 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  20 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.