Làm thương hiệu: Chuyện không chỉ của riêng doanh nghiệp

Ngô Huệ Thứ tư, 19/07/2017 - 00:00

Có nghịch lý đáng buồn là sau hơn 30 năm đổi mới, số lượng doanh nghiệp tăng nhưng chất lại rất hạn chế. Hiện nay thương hiệu Việt có uy tín trên thị trường thế giới chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Ảnh minh họa

Nhận xét về sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt, ông Stefano Mangini, chuyên gia Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (EU - MUTRAP) cho rằng cho đến giờ nhiều DN Việt Nam vẫn chưa chú trọng và thậm trí là chưa biết làm thương hiệu mặc dù điều kiện để phát triển gần đây là khá thuận lợi.

Ông Stefano Mangini kể lại câu chuyện diễn ra gần đây: “Khi tôi hỏi một người bạn Ý của tôi rằng, họ có biết gì về Việt Nam không? Người này thản nhiên trả lời: tôi không biết họ đã và đang làm gì? Cũng câu hỏi đó tôi đem đi hỏi nhiều người. Người ta khẳng định có biết đến Việt Nam nhưng chỉ là biết qua những câu chuyện về chiến tranh, hoặc về hình ảnh chiến nón lá lạ mắt mà không nước nào có. Chưa có ai trả lời rằng, họ biết Việt Nam qua những sản phẩm, thương hiệu nổi tiếng”.

Trong khi doanh nghiệp nội như vậy thì nhiều ngoại nghiệp ngoại lại là những người tiên phong cho một số thương hiệu Việt tên tuổi mới nổi trên thị trường thế giới. Điển hình như Marou - sản phẩm chocolate nổi tiếng do Công ty Marou Faiseurs de Chocolat (chuyên về chocolate) gây dựng lên từ nguyên liệu ca cao Việt Nam. Chỉ sau vài năm ra mắt Chocolate Marou “làm mưa, làm gió” trên thị trường thế giới. Bằng chứng về chất lượng thương hiệu sản phẩm được ghi nhận bởi Viện Hàn lâm Chocolate tại Anh.

"Ở nhiều nước trên thế giới, thương hiệu sản phẩm quốc gia được xem như hình ảnh, tài sản của đất nước đó khi xâm nhập vào các thị trường nước ngoài. Họ cũng áp dụng các hàng rào thuế quan để bảo hộ hàng hóa, thương hiệu trong nước sản xuất".

Cụ thể, năm 2013 chocolate Tiền Giang 70% của Marou giành Huy chương Bạc ở hạng mục loại chocolate đen ngon nhất. Tương tự, chocolate Bến Tre 78% ngoạn mục giành Huy chương Đồng. Sản lượng ca cao Việt Nam từ Tiền Giang, Bến Tre, Lâm Đồng, Đồng Nai… chưa lớn nhưng chất lượng ca cao được đánh giá cao và nhiều nhà đầu tư ngoại đã nhanh chóng chớp cơ hội này.

Cùng với chocolate, quế và tiêu Việt cũng làm “đình đám” ở các nước khi Công ty Pacific Basin Partnership (PBP) chủ động thu mua các mặt hàng này, chế biên và xuất khẩu ra thị trường tiêu dùng nước ngoài. Hiện PBP trở thành nhà cung cấp hương liệu quế, tiêu Việt hàng đầu thế giới.

Một doanh nhân nước ngoài đã nhận xét rằng: Việt Nam có nhiều sản phẩm có giá trị về mặt thẩm mỹ nhưng giá trị sử dụng thì có hạn. Đơn cử, các sản phẩm như đĩa, chén… bằng gỗ rất đẹp, xanh; tuy nhiên DN không có giải pháp gì để tráng một lớp men bảo vệ để các sản phẩm này có thể dùng được với lò vi sóng hiện đại. Chính vì lẽ đó mà chén, đĩa bằng gỗ chỉ được thị trường các nước tiếp nhận với giá trị thẩm mỹ trong trưng bày.

Mà sản phẩm mang tính thẩm mỹ thì chắc chắn lượng tiêu thụ không thể nhiều. Đây chính là nguyên nhân tại sao DN Việt bị chê, chỉ sản xuất những gì mình có mà không cung cấp những gì thị trường cần.

Việt Nam được bạn bè các nước đánh giá là một đất nước hiền hòa, con người thân thiện, nhưng như vậy chưa nói lên được điều gì. Muốn mọi người biết đến mình nhiều hơn việc cần làm là phải xây dựng được thương hiệu trong phát triển kinh tế. Chỉ khi nào nhắc đến Việt Nam mà bạn bè các nước liên tưởng ngay đến những sản phẩm hàng hóa chất lượng hay những thương hiệu mang tầm vóc quốc gia, quốc tế thì các doanh nghiệp mới được xem là thành công trong kinh doanh. Giống như khi nhắc đến Samsung, Hyundai, LG, Daewoo… người tiêu dùng liên tưởng tới Hàn Quốc; nói Honda, Sony, Toyota người ta nghĩ đến Nhật Bản.

Nói vậy cũng không thể phù nhận là vẫn có nhiều doanh nghiệp khác quan tâm đầu tư đúng mức cho bài toán kinh doanh song hành với phát triển thương hiệu; đã có những thương hiệu có tầm vóc khu vực và từng bước được thị trường toàn cầu biết đến như Vinamilk, Vietcombank, Viettel.... Có điều đặc biệt là khá nhiều thương hiệu này từng là doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, muốn xây dựng được thương hiệu doanh nghiệp phải đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Chỉ khi nào người tiêu dùng nhiệt tình đón nhận sản phẩm chất lượng của doanh nghiệp lúc đó mới xem là thành công trong việc xây dựng thương hiệu.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách khuyến khích xây dựng thương hiệu. Đây là việc làm có ý nghĩa lớn nhằm tạo động lực cho cộng đồng phát triển theo hướng bên vững và vươn ra được thị trường toàn cầu.

Ở nhiều nước trên thế giới, thương hiệu sản phẩm quốc gia được xem như hình ảnh, tài sản của đất nước đó khi xâm nhập vào các thị trường nước ngoài. Họ cũng áp dụng các hàng rào thuế quan để bảo hộ hàng hóa, thương hiệu trong nước sản xuất.

Như các sản phẩm từ thép và dược phẩm hiện xuất khẩu vào Mỹ chịu ảnh hưởng lớn bởi hàng rào thuế do nước này đặt ra để bảo hộ các nhà sản xuất nội địa. Nhật Bản cũng là nước khó vào nhất đối với hàng chế tạo xuất khẩu từ Mỹ và tiếp sau là các nước thuộc Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Cho đến nay, Nhật bản vẫn duy trì hạn ngạch với hơn 100 sản phẩm nông nghiệp và ngư nghiệp từ các nước.

Người dân Nhật Bản cũng có thói quen sử dụng hàng nội địa, trong khi các công ty của Nhật đưa thương hiệu của mình chiếm lĩnh tại nhiều quốc gia châu Á. Thành công của các thương hiệu Nhật Bản đến từ sự tin cậy về độ bền và dịch vụ bảo trì, bảo hành tốt. Đây cũng là đặc trưng chung của đại đa số các thương hiệu Nhật Bản.

Còn ở Thái Lan, dù nhiều nhà máy sản xuất dầu thuộc sở hữu của các công ty đa quốc gia thâm nhập mạnh vào nước này như Exxon và Shell nhưng chính phủ Thái Lan hiện vẫn sở hữu và kinh doanh các nhà máy sản xuất dầu, các trạm gas tại nước này, nhằm đảm bảo duy trì một thị phần lớn tạo sự ổn định trong lĩnh vực này.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn

Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn

Doanh nghiệp -  7 năm

Tại Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Nguyễn Văn Thân cho biết doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, gian khổ, trong đó bức xúc nhất là gánh nặng chi phí.

Doanh nghiệp Việt và chuyện xây dựng thương hiệu

Doanh nghiệp Việt và chuyện xây dựng thương hiệu

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Trước sức ép cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sôi động hiện nay, thương hiệu ngày càng được khẳng định là tài sản vô cùng quý giá của mỗi doanh nghiệp cũng như của mỗi quốc gia.

Lotte Mart lỗ nghìn tỷ vẫn tăng đầu tư ở Việt Nam

Lotte Mart lỗ nghìn tỷ vẫn tăng đầu tư ở Việt Nam

Đầu tư -  7 năm

Sau 10 năm có mặt ở Việt Nam, tập đoàn Lotte đã mở 13 siêu thị dù liên tục thua lỗ.

Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B

Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B

Diễn đàn quản trị -  1 ngày

Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?

Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn

Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn

Diễn đàn quản trị -  2 ngày

Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.

Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'

Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.

Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI

Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.

Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh

Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh

Diễn đàn quản trị -  6 ngày

Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  45 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.