Doanh nghiệp Việt và chuyện xây dựng thương hiệu

Chí Nhân Thứ tư, 19/07/2017 - 00:00

Trước sức ép cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sôi động hiện nay, thương hiệu ngày càng được khẳng định là tài sản vô cùng quý giá của mỗi doanh nghiệp cũng như của mỗi quốc gia.

Ảnh minh họa

1. Định vị

Trên thị trường hiện nay tràn ngập các thương hiệu nội lẫn ngoại với các thông điệp khác nhau. Để người tiêu dùng ghi nhớ được thương hiệu, thông điệp của sản phẩm thì doanh nghiệp phải có chiến lược định vị thương hiệu đúng đắn, hiệu quả.

Định vị thương hiệu là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp, vì nó có liên quan trực tiếp đến suy nghĩ và nhận định của người tiêu dùng, qua đó đánh giá mức độ thành công và vị trí của doanh nghiệp trên thương trường.

Để có chiến lược định vị thương hiệu thành công, doanh nghiệp không nên bỏ qua bước nghiên cứu bài bản về môi trường cạnh tranh, thị hiếu tiêu dùng. Từ đó phát triển thương hiệu dựa trên các thế mạnh, lợi ích đích thực và đặc trưng nổi bật của sản phẩm dịch vụ, sao cho phù hợp với thị hiếu của phân khúc khách hàng.

Trước sức ép cạnh tranh gay gắt, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sôi động hiện nay, thương hiệu ngày càng được khẳng định là tài sản vô cùng quý giá của mỗi doanh nghiệp cũng như của mỗi quốc gia. Thương hiệu là tài sản phi vật thể nhưng lại mang ý nghĩa vật chất thiết thực đối với một doanh nghiệp nói riêng và một quốc gia hay một nền kinh tế nói chung.

2. Chịu chơi và chịu chi

Trong khi các tập đoàn, công ty nước ngoài đã tăng cường đầu tư chi phí quảng bá mạnh mẽ thương hiệu của mình, tạo một sức ép cạnh tranh rất lớn đối với doanh nghiệp nội địa thì hiện nay, có rất ít doanh nghiệp Việt “chịu” xây dựng thương hiệu cho mình, hoặc nếu có thì còn khá manh mún và nhỏ lẻ do các doanh nghiệp “sợ” tốn nhiều chi phí.

Không những thế, nhiều tập đoàn, công ty nước ngoài với nguồn lực tài chính mạnh đã và đang đẩy mạnh khai thác một số thương hiệu nổi tiếng sẵn có của Việt Nam bằng cách bỏ tiền mua lại thương hiệu và phát triển sản phẩm thành thương hiệu của mình.

Ghi nhận của các chuyên gia kinh tế cho thấy, thương hiệu Việt ở các ngành hàng bán lẻ và thực phẩm đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường đang là một hấp lực lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy doanh nghiệp Việt phải chú trọng xây dựng thương hiệu hơn nữa.

Cũng cần nói thêm, bên cạnh những thương hiệu Việt đang bị “thâu tóm” một cách có chủ đích, thì hiện nay cũng không ít doanh nghiệp cố gắng xây dựng thương hiệu cho trưởng thành, rồi đem bán lại cho nước ngoài để thu lợi nhuận.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có tiến bộ trong xây dựng và phát triển thương hiệu, qua đó nâng cao hơn khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước so với hàng hóa nhập khẩu trong bối cảnh Việt Nam mở cửa thị trường để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Không ít doanh nghiệp Việt đã xây dựng được Thương hiệu quốc gia để khẳng định bản sắc trên thị trường thế giới trong bối cảnh hội nhập và đó mới là cách đi đúng hướng. Xây dựng Thương hiệu quốc gia sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tăng cường năng lực trong việc xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu.

Trong đó có những doanh nghiệp “made in Việt Nam” đang rất thành công trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia và chiếm ưu thế trên sân nhà như Vinamilk, Masan, Tôn Hoa Sen, VinGroup, Vietjet, Biti’s, Bitexco…

Để có được những thành công như ngày hôm nay, các doanh nghiệp này ngay từ đầu đã chú trọng xây dựng thương hiệu, đầu tư về công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm… Và chi phí mà họ đã bỏ ra để làm nên tên tuổi là không hề nhỏ chút nào. Do đó muốn xây dựng được thương hiệu mạnh, bên cạnh sự định hướng đúng đắn, doanh nghiệp cũng cần phải chịu chơi và chịu chi.

3. Vai trò của “bà đỡ”

Theo các chuyên kinh tế, thương hiệu Việt trong ngành hàng bán lẻ và thực phẩm đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường đang là một hấp lực lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Với bản thân thị trường nội địa của nước ta đã là một lợi thế để thương hiệu Việt khẳng định mình bởi là một thị trường có gần 100 triệu người tiêu dùng đang có tốc độ tăng thu nhập nhanh. Do vậy, hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp cần tranh thủ tối đa lợi thế này.

Bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp như tích cực đầu tư vào công nghệ, hệ thống phân phối để hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh, thì cũng cần phải đẩy mạnh hơn cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, giúp thương hiệu Việt Nam thiết lập và khẳng định chỗ đứng trên thương trường.

Tuy vậy, để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu thành công cũng cần sự tham gia với vai trò là “bà đỡ” của các cơ quan quản lý nhà nước bằng việc tạo sân chơi kinh doanh thuận lợi và minh bạch cho doanh nghiệp; bằng các chính sách hỗ trợ và các hoạt động nâng cao nhận thức về thương hiệu trong cộng đồng; giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh và phát triển thương hiệu với các kỹ năng xây dựng và quản trị thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm…

Nhà quản trị khác nhà quản lý như thế nào?

Nhà quản trị khác nhà quản lý như thế nào?

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Đối với bất kỳ một tổ chức, một đơn vị, doanh nghiệp hay cao hơn nữa là một quốc gia, một cộng đồng, vai trò của quản trị càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Đi tìm quy chuẩn quản trị cho công ty khởi nghiệp

Đi tìm quy chuẩn quản trị cho công ty khởi nghiệp

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Với tiềm lực tài chính còn “mỏng”, các công ty khởi nghiệp thường có bộ máy nhân sự tinh gọn. Ngoài (các) thành viên sáng lập, các công ty khởi nghiệp thường chỉ quy tụ những người chấp nhận “đồng cam cộng khổ”.

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Diễn đàn quản trị -  34 giây

Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bất động sản -  3 giờ

Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Tủ sách quản trị -  15 giờ

Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  23 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  23 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  23 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  23 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.