Doanh nghiệp
'Làn sóng' niêm yết mới trên sàn HOSE
Từ đầu năm 2024 đến nay, HOSE, sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Việt Nam ghi nhận nhiều doanh nghiệp đăng ký hoặc công bố kế hoạch niêm yết. Điều này hoàn toàn trái ngược với không khí ảm đạm của năm 2023.
Ngày 24/5 vừa qua, cổ phiếu MCM của CTCP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) đã được chấp thuận chuyển sàn từ Upcom sang sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE). Cổ phiếu và sẽ giao dịch phiên cuối cùng trên sàn Upcom vào ngày 13/6 trước khi chính thức giao dịch trên sàn HOSE.
Trước đó, trong năm 2024, HOSE, sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Việt Nam ghi nhận nhiều doanh nghiệp đăng ký niêm yết.
Mở màn là CTCP Chứng khoán DSC nộp hồ sơ niêm yết 204,8 triệu cổ phiếu vào ngày 1/3. Sau đó, Công ty cổ phần Chứng khoán DNSE nộp hồ sơ niêm yết 330 triệu cổ phiếu vào ngày 7/3. Công ty cổ phần Sản xuất và Đầu tư Hoàng Gia cũng đã nộp hồ sơ niêm yết 45 triệu cổ phiếu vào ngày 21/5.
Gần đây, CTCP tập đoàn bất động sản CRV cũng có quyết định rút hồ sơ đăng ký niêm yết để cập nhật bổ sung số liệu kiểm toán năm 2023 và tình hình kinh doanh, sau đó tiến hành nộp hồ sơ niêm yết tại HOSE.
HOSE đang chứng kiến sự quay trở lại của nhiều doanh nghiệp với kế hoạch niêm yết sau nhiều năm trầm lắng vì đại dịch và kinh tế khó khăn. Điều này khá tương phản với năm 2023, khi HOSE chứng kiến 13 doanh nghiệp rời sàn trong khi chỉ đó 4 tân binh niêm yết mới hoặc chuyển sàn.
Nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và thị trường chứng khoán khởi sắc trở lại đã tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp niêm yết “đón sóng”.
Tín hiệu tích cực không chỉ đến từ số lượng mà còn đến từ chất lượng. Các doanh nghiệp được HOSE chấp thuận niêm yết đều là những doanh nghiệp cơ bản tốt và đa dạng ngành nghề.
Mộc Châu Milk là một doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực sữa tại Việt Nam. Doanh nghiệp sở hữu tổng đàn bò gần 26.500 con, với năng suất bình quân đạt trên 25 lít sữa/con/ngày. Công ty có ba trung tâm giống với quy mô 1.600 con.
Tại thời điểm ngày 31/3/2024, Mộc Châu Milk không vay nợ và sở hữu lượng tiền mặt lên tới gần 1.500 tỷ đồng, chiếm gần 60% tổng tài sản.
Sản phẩm của Mộc Châu Milk rất đa dạng và quen thuộc với người tiêu dùng khi có mặt trên 1.400 siêu thị lớn như Aeon, Big C, Winmart… với mạng lưới phân phối rộng khắp.
Tập đoàn bất động sản CRV là đơn vị thành viên của tập đoàn Hoàng Huy và là một trong những doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực bất động sản, với nhiều dự án quy mô tại các thành phố trọng điểm và tình hình tài chính ổn định.
CRV là nhà phát triển bất động sản với các sản phẩm như căn hộ cao cấp, nhà ở thấp tầng, sàn thương mại. Hai thị trường chính của CRV là Hà Nội và Hải Phòng, gồm dự Golden Land Buildings tại 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội và các dự án Hoàng Huy - Sở Dầu, Hoang Huy Commerce, dự án Khu đô thị dọc đường Đỗ Mười tại Hải Phòng.
Năm tài chính 2023 của CRV vừa kết thúc ngày 31/3/2024 ghi nhận doanh thu đạt 3.255 tỷ đồng, tăng mạnh 159,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 987,6 tỷ đồng, tăng 125,6% cùng kỳ. CRV hầu như không có vay nợ tài chính dù triển khai nhiều dự án quy mô khá lớn.
Bên cạnh các doanh nghiệp đã được HOSE chấp thuận niêm yết, nhiều tập đoàn lớn đầu năm nay cũng hé lộ kế hoạch IPO và niêm yết các công ty con. Đây cũng đều là những công ty chất lượng, là “lõi kinh doanh” của nhiều tập đoàn.
Chẳng hạn, Tập đoàn Masan mới công bố kế hoạch niêm yết CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) trên HOSE. Theo HSBC, Masan Consumer có lịch sử kinh doanh ổn định với mức tăng trưởng cao, vượt trội đáng kể so với các công ty cùng ngành FMCG và thực phẩm đóng gói trong khu vực.
Với các thương hiệu quen thuộc với 100 triệu người dân Việt Nam như Chinsu, Nam Ngư, Omachi, Kokomi, WakeUp 247…, Masan Consumer luôn là “con gà đẻ trứng vàng” của tập đoàn Masan. Kể cả trong những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ các dòng sản phẩm thiết yếu này vẫn rất lớn.
HSBC nhận định, việc Masan Consumer chuyển lên niêm yết sàn HOSE vào đầu năm 2025 sẽ mang lại hiệu ứng tích cực cho cổ phiếu Masan.
Tương tự, tập đoàn Gelex dự kiến sẽ đưa công ty điện của mình là Gelex Electric từ Upcom lên HOSE.
Gelex Electric là doanh nghiệp top đầu về sản xuất thiết bị điện tại Việt Nam và quản lý, đầu tư các dự án nguồn điện. Đơn vị đang sở hữu nhiều thương hiệu lớn như CTCP dây cáp điện Việt Nam, CTCP thiết bị điện, CTCP mua bán điện Gelex, Công ty TNHH Phát điện Gelex…
Ngoài ra, hàng loạt cái tên khác như CTCP Hoàng Anh Gia Lai cũng dự kiến IPO CTCP chăn nuôi Gia Lai vào cuối năm 2024; CTCP Tập đoàn Hoa Sen dự kiến IPO mảng nhựa và ống thép. Những kế hoạch mới hứa hẹn một chu kỳ sôi động mới trên thị trường chứng khoán.
Lợi nhuận công ty niêm yết phục hồi chậm
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh
Công ty CP Sữa Quốc tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi, giảm quảng cáo rầm rộ, hướng đến chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.