Tài chính
Làn sóng rút tiền ở các quỹ trái phiếu của Techcom Capital, SSIAM, DragonCapital
Các công ty quản lý quỹ đầu tư có thể bắt đầu lo lắng việc nhà đầu tư rút tiền liên tục sẽ dẫn đến khó khăn thanh khoản.
Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong 9 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại đã lên đến hơn 142.000 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là diễn biến được xem là tích cực nhằm từng bước tháo gỡ ngòi nổ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp sau nhưng diễn biến tiêu cực trong thời gian vừa qua.
Trong nhóm mua lại trái phiếu nhiều nhất từ đầu năm, ngân hàng tiếp tục dẫn đầu, chiếm gần 80% giá trị mua lại, theo sau là các doanh nghiệp bất động sản. Nổi bật là nhóm các công ty Azura, Yamagata hay Osaka Garden, Bông Sen...Nhóm các doanh nghiệp niêm yết như NovaLand, Sunshine Homes hay Becamex IDC, An Gia cũng mua lại hàng trăm tỷ đến hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu trước hạn.
Bên cạnh làn sóng mua lại trái phiếu này, một diễn biến đang chú ý khác là xu hướng mua lại các chứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu trong những tuần gần đây. Đặc biệt sau khi vụ án thứ 2 liên quan đến trái phiếu của Tập đoàn An Đông xảy ra.
Cụ thể, tại quỹ trái phiếu Techcom (TCBF), một trong những quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thị trường, trong 3 tuần liên tiếp đầu tháng 10 đã phải mua lại hơn 3.200 tỷ đồng chứng chỉ quỹ. Trong khi lượng phát hành thêm chỉ khoảng hơn 500 tỷ đồng.
Điều này khiến tổng giá trị danh mục của TCBF giảm từ gần 20.000 tỷ đồng xuống còn gần 18.900 tỷ đồng (đến ngày 24/10). Hoạt động mua lại trong tuần này chưa được báo cáo nhưng giá trị danh mục của TCBF đã tiếp tục giảm xuống còn 16.600 tỷ đồng tại báo cáo ngày 26/10.

Ở các quỹ có quy mô nhỏ hơn như quỹ đầu tư trái phiếu DC (DCBF) do Dragon Capital quản lý, trong 3 tuần đầu tháng 10 đã bị rút khoảng 190 tỷ đồng, trong khi lượng phát hành thêm không nhiều. Kết quả là giá trị của quỹ giảm từ 820 tỷ đồng xuống còn 658 tỷ đồng.
Tại quỹ đầu tư trái phiếu SSI (SSIBF) do SSIAM quản lý, trong báo cáo tuần hôm 24/10, quỹ này bị nhà đầu tư rút 178 tỷ đồng, tuần trước đó là 232 tỷ đồng và trước đó nữa là 81 tỷ đồng. Điều này khiến giá trị tài sản ròng của quỹ giảm từ hơn 1.500 tỷ xuống còn 1.141 tỷ đồng.
Tại quỹ đầu tư trái phiếu MB (MBBond) do MBCapital quản lý, trong báo cáo tuần từ 12 - 18/10, số chứng chỉ quỹ bị mua lại ròng là 371 tỷ đồng, tuần trước đó là 141 tỷ đồng và tuần trước đó nữa là 105 tỷ đồng. Kết quả là giá trị tài sản ròng của quỹ giảm từ 2.547 tỷ đồng hồi đầu tháng 10 xuống còn 2.303 tỷ đồng.
Hiện tượng các nhà đầu tư bán chứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu xảy ra ngày càng nhiều so tâm lý lo ngại những người bán sau sẽ chịu thiệt hại hơn những người bán trước. Điều này càng được hỗ trợ bởi xu hướng tăng lãi suất huy động gần đây của các ngân hàng thương mại, khi nhà đầu tư coi chứng chỉ quỹ như một khoản tiết kiệm.
Các công ty quản lý quỹ đầu tư có thể lo ngại việc nhà đầu tư rút tiền liên tục có thể dẫn đến khó khăn thanh khoản. Tuy vậy phần lớn các quỹ trái phiếu hiện nay có quy mô nhỏ từ vài trăm tỷ đến hơn 1.000 tỷ đồng và không phải quỹ nào cũng bị rút ròng.
Ngoài trừ quỹ TCBF có quy mô lớn nhưng trong nhiều năm qua TCBF cũng có lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng từ việc nắm giữ danh mục trái phiếu này. Các trái phiếu trong danh mục của TCBF cũng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn.
Báo cáo tài chính quý 3 của quỹ này cũng cho thấy nguồn tiền mặt dồi dào bao gồm 1.170 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và hơn 3.138 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng.
VPS từ nhiệm vai trò đại lý nhiều lô trái phiếu doanh nghiệp
Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?
Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.
Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt
Techcombank kỳ vọng không chỉ kết nối với những cá nhân xuất sắc, mà còn khơi lên lòng tự tôn dân tộc, khát khao cống hiến và mong muốn trở về, chung tay đóng góp cho một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng và chuyển đổi toàn diện.
Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS
Việt Nam tiếp tục là quốc gia có điểm số ACGS thấp nhất trong số sáu nước ASEAN được đánh giá trong kỳ báo cáo mới nhất.
Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng
Sandbox tài sản số không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một môi trường thử nghiệm, mà còn được kỳ vọng hoàn thiện cả về hạ tầng, nguồn lực và cơ chế hoạt động.
Doanh nghiệp kỳ vọng đột phá từ 'bộ tứ' chính sách của Nhà nước
Từ góc nhìn của doanh nghiệp và chuyên gia tài chính, bộ tứ nghị quyết này hứa hẹn tạo ra những thay đổi sâu sắc, mở đường cho một nền kinh tế số hiện đại.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.
SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.