Tiêu điểm
Làn sóng ứng tuyển cấp quản lý tăng gần gấp đôi hậu Covid-19
Trong quý II năm nay, các chuyên gia địa phương được tìm kiếm nhiều thay vì người nước ngoài.
Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp giảm 20% trong quý II/2020 so với quý trước, đặc biệt là từ các doanh nghiệp FDI và các công ty trong nước, theo báo cáo cập nhật thị trường lao động của Adecco Việt Nam.
Doanh nghiệp vẫn rất thận trọng vì đất nước đang trong giai đoạn mở cửa trở lại và các châu lục khác chưa có dấu hiệu phục hồi hoàn toàn. Hầu hết yêu cầu tuyển dụng hiện nay đều đến từ các công ty nước ngoài chuẩn bị thâm nhập thị trường Việt Nam.
Theo Adecco Việt Nam, 93% người được khảo sát cho biết doanh thu công ty của họ bị ảnh hưởng bởi Covid-19, trong đó 43% doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng với mức giảm 21 – 40% doanh thu. Có tới 57% các công ty thực phẩm và đồ uống cho biết doanh thu bị ảnh hưởng tiêu cực trong thời gian này, theo sau là ngành bất động sản (56%) và sản xuất (44%).
Ông Nguyễn Hoàng Thanh Chương, Phó giám đốc bộ phận tuyển dụng TP. HCM của Adecco Việt Nam, nhận định ngành sản xuất chịu thiệt hại nặng nề trong đại dịch này, đặc biệt là các công ty nội thất, dệt may và giày dép có thị trường ở châu Âu và Bắc Mỹ. Các lĩnh vực thực phẩm/đồ uống và khách sạn/du lịch cũng đang phải đối mặt với tỷ lệ sa thải cao nhất để có thể tối ưu chi phí duy trì hoạt động.
Do đó, việc tuyển dụng trong các lĩnh vực này bị tạm hoãn hoặc kéo dài thời gian hơn.

Theo khảo sát, 58% số công ty chọn hoãn lại tất cả hoạt động tuyển dụng mới để giảm thiểu rủi ro của đại dịch, trong số đó có tới hơn 75% là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ chiếm khoảng 50 - 56%. Các hoạt động khác như hoãn đợt xét tăng lương, thưởng; cắt giảm các vị trí thực tập và giờ làm việc cũng được lựa chọn phổ biến.
Số lượng tuyển dụng vị trí cấp cao trong quý II/2020 cũng suy giảm khá nhiều khi các công ty gặp khó khăn trong suy thoái kinh tế.
Adecco Việt Nam cho biết đã ghi nhận một làn sóng ứng tuyển việc làm gia tăng gần gấp đôi so với thời gian bình thường ở các cấp quản lý kể từ đỉnh điểm của đại dịch vào tháng 3.
Tuy nhiên, một số lĩnh vực như sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và hóa chất có nhu cầu tuyển dụng vị trí bán hàng cao hơn 10 – 20% so với thường lệ. Các công ty công nghệ, chăm sóc sức khỏe và hàng tiêu dùng cũng cho thấy nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia kỹ thuật và bán hàng tăng từ 10-15%.
Bà Nguyễn Thu Hà, Giám đốc văn phòng Hà Nội Adecco Việt Nam, cho biết thêm rằng, trong quý II năm nay, các chuyên gia địa phương được tìm kiếm nhiều thay vì người nước ngoài vì sự cắt giảm ngân sách tuyển dụng cũng như tình trạng đóng cửa biên giới. Mức lương cũng thấp hơn mức trung bình của thị trường năm ngoái.
Dù vậy, tại Hà Nội, một số công ty bán dẫn và công nghệ cao lớn vẫn đang thiếu nhân lực do nhu cần thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển mới.
Adecco dự báo 31% doanh nghiệp ước tính sẽ phục hồi trong 1 – 3 tháng tới trong khi 29% doanh nghiệp khác phục hồi sẽ mất nhiều thời gian hơn, từ 3 – 6 tháng. Khi các quốc gia bắt đầu mở cửa biên giới, thị trường lao động của ngành thực phẩm/thức uống, ngành hàng không và khách sạn sẽ sôi sục trở lại để vực dậy doanh nghiệp.
Các công ty vừa và nhỏ sẽ phải đối mặt với thách thức thu hút nhân tài vì các công ty lớn gần đây đã quay trở lại thị trường với ngân sách khủng để thúc đẩy nơi làm việc an toàn là trọng tâm chính để tuyển dụng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng linh hoạt để có thể thích ứng với sự chuyển động nhanh chóng của thị trường. Nếu đầu tư thời gian và nỗ lực để nâng cao trình độ, thu hút và giữ chân nhân viên của mình, các doanh nghiệp này sẽ dành lợi thế trước đối thủ.
Bà Hà nhận định nhu cầu tuyển dụng trong quý III sẽ tốt hơn quý II khi một số quốc gia bắt đầu mở cửa và các công ty sẽ gấp rút thực hiện kế hoạch kinh doanh đã bị trì hoãn từ đầu năm 2020. Hiện tại, các công ty có thể có được những ứng cử viên tốt nhất với mức lương tuyển dụng hợp lý.
Chiến lược thu hút nhân tài thời kỳ vàng hậu Covid-19
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án
Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.
Xuất khẩu tôm tăng tốc nửa đầu năm, vẫn khó đạt mục tiêu 4 tỷ USD
Xuất khẩu tôm tăng mạnh trong quý I và được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong quý tiếp theo khi các nhà mua hàng Mỹ tích cực trữ hàng.
Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.
Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.