Quốc tế
Lệnh tái trừng phạt Iran xuất khẩu nhiên liệu kéo giá dầu sụt giảm
Giá dầu mới đây đã sụt giảm khi các biện pháp tái trừng phạt của Mỹ áp dụng đối với xuất khẩu nhiên liệu của Iran bắt đầu có hiệu lực, tuy nhiên, một số người mua sẽ được miễn trừ với động thái này, ít nhất là tạm thời.
Dầu thô Brent giao sau giao dịch ở mức 72,41 USD/thùng, giảm 42 cent, tương đương 0,6% so với phiên đóng cửa cuối cùng. Dầu thô của Mỹ giảm 35 cent, tương đương 0,6%, dừng ở mức 62,79 USD/thùng, theo Reuters.
Tính từ đầu tháng tới nay, cả hai loại dầu này đã mất hơn 15% giá trị, một kết quả từ bối cảnh các quỹ phòng hộ cắt giảm lãi suất đối với dầu thô xuống mức thấp nhất trong một năm qua.
Washington đã tái áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Iran vào hôm nay, khôi phục toàn bộ các biện pháp đã được dỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và bổ sung thêm 300 chỉ định mới liên quan đến dầu mỏ, vận tải, bảo hiểm cũng như ngân hàng.
Tuy nhiên, giá dầu vẫn sẽ chịu áp lực suy yếu khi Washington cho phép một số quốc gia tiếp tục được nhập khẩu dầu thô từ Iran bất chấp lệnh trừng phạt.
Mỹ cho biết quốc gia này sẽ tạm thời cho phép 8 nhà khẩu khẩu tiếp tục mua dầu từ Iran, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nhật Bản - những cái tên nhập khẩu dầu lớn của Iran - và Đài Loan, Reuters dẫn tin.
Tuần trước, Hàn Quốc, một đồng minh của Mỹ và là một trong những nước mua dầu mỏ lớn nhất của châu Á, đã đề nghị Washington đưa ra sự linh hoạt tốt đa sau khi một số doanh nghiệp xây dựng nước này hủy bỏ hợp đồng liên quan đến năng lượng với Iran vì khó khăn tài chính.
Mỹ sau đó đã miễn trừ tạm thời với 8 nhà nhập khẩu của Iran và theo pháp luật của quốc gia này, việc ngoại lệ có thể diễn ra tối đa trong 180 ngày.
Hàn Quốc hiện là quốc gia mua dầu thô lớn thứ 5 thế giới và chủ yếu nhập khẩu dầu thô siêu nhẹ có tên condensate từ Iran.
Bên cạnh đó, Seoul cũng giành được một miễn trừ khác từ Mỹ, được phép tiếp tục các giao dịch tài chính với ngân hàng trung ương Iran đang bị áp lệnh trừng phạt nhằm có thêm sự thuận lợi đối với hoạt động nhập khẩu dầu, CNBC dẫn tin.
Những người mua đến từ Hàn Quốc đã giảm lượng dầu mua từ Iran và chuyển sang các nguồn thay thế khác như dầu thô của Mỹ hay châu Phi. Lần đầu tiên kể từ năm 2012, Hàn Quốc không hề nhập dầu từ Iran vào tháng 9 qua. Sau 9 tháng, số lượng dầu từ Iran vào quốc gia này đã giảm tới gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 58,2 triệu thùng, CNBC dẫn số liệu từ
Người mua Hàn Quốc đã giảm lượng dầu Iran mua vào và chuyển sang các nguồn thay thế khác như dầu thô Mỹ và châu Phi trong những tháng gần đây do các loại dầu Trung Đông đắt tiền và không chắc chắn về thương mại với Iran.
Trong tháng 9, nhập khẩu dầu của Iran của Hàn Quốc giảm xuống mức 0 lần đầu tiên kể từ năm 2012. Trong chín tháng đầu năm, các chuyến hàng dầu của Iran đã giảm gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 58,2 triệu thùng, theo số liệu được CNBC dẫn từ Korea National Oil.
Tháng 5 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã chính thức kéo Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, bất chấp những lời đề nghị từ phía châu Âu và tạo ra sự phản đối kịch liệt của quốc tế.
Tại Nhà Trắng, ông Trump nói: "Ngày hôm nay tôi tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran" như một cái tát vào hơn một thập kỉ rưỡi ngoại giao đầy khó khăn của Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga, Iran cũng như chính quyền Mỹ trước đây.
Quyết định này của ông Donald Trump đánh dấu thất bại rõ rệt đối với các nhà ngoại giao châu Âu khi các quốc gia này liên tục kiến nghị Mỹ suy nghĩ lại.
Triển vọng u ám đè nặng lên giá dầu
Thị trường bị bóp chặt, ông Trump lên tiếng đòi giảm giá dầu
Giá dầu mới đây tiếp tục gia tăng trong bối cảnh Mỹ thắt chặt thị trường, vài tuần trước kế hoạch áp lệnh trừng phạt mới lên Iran.
Triển vọng u ám đè nặng lên giá dầu
Báo cáo mới đây về lượng hàng tồn kho của Mỹ cũng như triển vọng kinh tế u ám đã đè nặng lên giá dầu, đẩy giá nhiên liệu này sụt giảm.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.