Lỗ hổng thị trường trái phiếu khiến nhà đầu tư cá nhân chịu rủi ro

Tuệ Minh Thứ bảy, 09/04/2022 - 16:35

Phần lớn các TPDN hiện có trên thị trường hiện nay đều là phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư chuyên nghiệp nhưng lại được phân phối gián tiếp theo hình thức đại chúng, đẩy rủi ro lớn về phía các nhà đầu tư cá nhân.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát triển rất mạnh trong khoảng 5 năm trở lại đây về quy mô phát hành và số lượng doanh nghiệp tham gia. Các cơ quan chức năng đã liên tục cảnh báo nhưng dường như khi chưa có hậu quả xảy ra thì các nhà đầu tư vẫn không mấy quan tâm đến những rủi ro mà sản phẩm này mang lại.

Chỉ đến khi sự việc 9 lô trái phiếu của các doanh nghiệp thuộc nhóm Tân Hoàng Minh bị huỷ bỏ do “có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ” nhiều người mới nhớ đến những khuyến cáo này.

Không riêng Tân Hoàng Minh, trước đó Apec Group và Tập đoàn VsetGroup bị xử phạt vì chào bán trái phiếu sai quy định, đồng thời thu hồi chứng khoán đã bán và hoàn trả tiền cho nhà đầu tư, tính thêm tiền lãi.

Một vài con số sẽ chỉ ra câu chuyện thực sự của “chiếc chìa khoá vàng” huy động vốn mang tên TPDN : chỉ khoảng 8% lượng TPDN phát hành được bán cho các nhà đầu tư cá nhân, gần 60% do ngân hàng, công ty chứng khoán nắm giữ; TPDN chiếm khoảng 46% tổng dư nợ của các doanh nghiệp bất động sản, đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp chưa niêm yết là 8x-10x, doanh nghiệp niêm yết cũng đã 2x-3x.

Nói rõ hơn về TPDN, ông Nguyễn Minh Tuấn – CEO AFA Captital cho biết, hiện trên thị trường trái phiếu có 2 hình thức phát hành là TPDN phát hành riêng lẻ và TPDN phát hành ra công chúng. Đối với mỗi loại hình phát hành sẽ có những quy định, điều kiện riêng.

Cụ thể, để có thể phát hành TPDN ra công chúng, doanh nghiệp phải đảm bảo có vốn điều lệ 30 tỷ đồng, năm liền trước năm đăng ký phải có lãi, không có lỗ luỹ kế, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm, và đặc biệt là có xếp hạng tín nhiệm. Trong khi, điều kiện để phát hành riêng lẻ đơn giản hơn rất nhiều là thanh toán đủ gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc các khoản nợ đến hạn trong 3 năm, tỷ lệ an toàn, BCTC được kiểm toán – đồng nghĩa với việc tính minh bạch không cao.

“Điều này lý giải cho tình trạng toàn thị trường chỉ có 4,6% trái phiếu được tính là TPDN phát hành ra công chúng, còn lại hơn 95% là phát hành riêng lẻ”, ông Tuấn cho biết.

Hầu hết những đơn vị tham gia vào 9 lô trái phiếu của Tân Hoàng Minh đều phát đi tín hiệu "không liên quan"
Hầu hết những đơn vị tham gia vào 9 lô trái phiếu của Tân Hoàng Minh đều phát đi tín hiệu "không liên quan"

Đó là về phía nguồn cung, còn về phía người mua, cần phân biệt rõ những nhà đầu tư được mua trái phiếu, đối với sản phẩm TPDN phát hành riêng lẻ các nhà đầu tư tham gia phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp, còn đối với TPDN phát hành ra công chúng thì nhà đầu tư nào cũng có thể tham gia mua bán.

Tuy nhiên, nhìn vào những điều kiện chứng minh nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể thấy, rất ít nhà đầu tư có thể đạt được. Thông thường, những nhà đầu tư đủ điều kiện để mua TPDN phát hành riêng lẻ chỉ là các ngân hàng và công ty chứng khoán, số ít là các nhà đầu tư cá nhân.

Thế nhưng, thực tế cho thấy, thông qua kênh phát hành từ các ngân hàng và công ty chứng khoán, TPDN đã được phân phối đến nhà đầu tư cá nhân như đại chúng. Trường hợp doanh nghiệp phát hành sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất khả năng trả nợ, nhà đầu tư cá nhân sẽ gặp nguy hiểm.

“Điều này dẫn đến một thực trạng là TPDN phát hành riêng lẻ nhưng gần như là phát hành ra công chúng, trong khi điều kiện phát hành là hoàn toàn khác nhau. Phần lớn rủi ro sẽ được đẩy về phía các nhà đầu tư cá nhân”, ông Phan Lê Thành Long, chuyên gia tài chính nhận định.

Nói về tình trạng nhà đầu tư cá nhân vẫn tích cực mua vào TPDN bất chấp những cảnh báo rủi ro, ông Long cho biết, ngân hàng và các công ty chứng khoán có thể khiến nhà đầu tư cá nhân nghĩ rằng, TPDN đã được các tổ chức này kiểm tra, thẩm định về tính an toàn nên mới giới thiệu đến nhà đầu tư, thậm chí là được bảo lãnh. Sự hiểu lầm này có thể khiến nhà đầu tư an tâm hơn và ra quyết định mua trái phiếu.

Cũng theo ông Long, hiện nay lỗ hổng của thị trường này còn nằm ở đặc điểm “3 không” (không có xếp hạng tín nhiệm, không có tài sản bảo đảm và không có bảo lãnh thanh toán). Ngay cả khi có tài sản đảm bảo thì cũng theo hình thức “có như không” bởi hầu hết là cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành hoặc dự án hình thành trong tương lai.

Đối với các ngân hàng và công ty chứng khoán đây chỉ là các đơn vị cung cấp dịch vụ, quản lý tài sản đảm bảo, hoặc cùng lắm là bảo lãnh phát hành chứ không phải là đơn vị bảo lãnh thanh toán.

Điều này là hoàn toàn có cơ sở bởi qua sự việc 9 lô trái phiếu của Tân Hoàng Minh có thể thấy, các đơn vị tham gia như SHB, Vietcombank, BVSC… đều phát đi thông báo với nội dung theo hướng “không liên quan”. Như vậy, nếu có rủi ro là doanh nghiệp không có khả năng trả lại tiền thì các nhà đầu tư “mất trắng”.

Uỷ ban Chứng khoán nhà nước: Trái phiếu doanh nghiệp đang tiềm ẩn nhiều rủi ro

Uỷ ban Chứng khoán nhà nước: Trái phiếu doanh nghiệp đang tiềm ẩn nhiều rủi ro

Tài chính -  2 năm
Uỷ ban Chứng khoán nhà nước cho biết, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang tiềm ẩn một số rủi ro, cần tiếp tục giám sát chặt chẽ.
Uỷ ban Chứng khoán nhà nước: Trái phiếu doanh nghiệp đang tiềm ẩn nhiều rủi ro

Uỷ ban Chứng khoán nhà nước: Trái phiếu doanh nghiệp đang tiềm ẩn nhiều rủi ro

Tài chính -  2 năm
Uỷ ban Chứng khoán nhà nước cho biết, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang tiềm ẩn một số rủi ro, cần tiếp tục giám sát chặt chẽ.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.