Lợi nhuận quý IV của Eximbank tăng mạnh

Trần Anh Thứ hai, 22/01/2024 - 16:36

Mặc dù không đạt được mục tiêu lợi nhuận cả năm như kế hoạch, lợi nhuận quý cuối năm 2023 của Eximbank là kết quả cao nhất kể từ năm 2011.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 để trình Đại hội đồng cổ đông thông qua. Trong đề xuất trên, ngân hàng cũng tiết lộ một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh năm 2023.

Theo đó, lợi nhuận trước thuế của Eximbank đạt 2.720 tỷ đồng, giảm 26,7% so với năm 2022. Ngân hàng cũng không đạt được chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất ở mức 5.000 tỷ đồng khi chỉ mới thực hiện 54,4% kế hoạch đã đề ra.

Trước đó, 9 tháng đầu năm Eximbank báo cáo lợi nhuận trước thuế đạt 1.712 tỷ đồng. Từ con số này, có thể ước tính lãi quý IV/2023 của ngân hàng là hơn 1.000 tỷ đồng. Mặc dù không đạt được kết quả như kế hoạch, lợi nhuận quý cuối năm 2023 của Eximbank là kết quả cao nhất kể từ năm 2011.

Tính tới cuối năm 2023, tổng tài sản của ngân hàng ở mức 201.399 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cuối năm ngoái tuy nhiên cũng không đạt được kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông 2023 đã thông qua là 210.000 tỷ đồng. Huy động vốn ở mức 158.329 tỷ đồng vào cuối năm nay, tăng 6,5% và cũng không hoàn thành kế hoạch là 165.000 tỷ đồng.

Dư nợ cấp tín dụng ở mức 140.524 tỷ đồng, tăng 7,6%, cũng chưa hoàn thành chỉ tiêu này trong năm 2023.

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vọt lên mức 2,7%, cao hơn đáng kể so với kết quả 1,8% ghi nhận vào cuối năm ngoái. So với quý III, nợ xấu của Eximbank cũng tiếp tục tăng.

Lợi nhuận 2023 của Eximbank đạt 2.720 tỷ đồng
Chỉ tiêu kinh doanh của Eximbank năm 2023 và 2024

Trong năm 2024, Eximbank tiếp tục đưa ra mục tiêu tương đối tham vọng, trong đó lợi nhuận trước thuế là 5.180 tỷ đồng, cao hơn 90,5% so với kết quả thực hiện năm nay. Tổng tài sản được kỳ vọng tăng thêm 11%, lên mức 223.500 tỷ đồng, huy động vốn tiến thêm 10,5%, lên 175.000 tỷ đồng.

Eximbank đặt mục tiêu dư nợ tín dụng tăng 14,6%, lên 161.000 tỷ đồng, trong khi tỷ lệ nợ xấu được giảm về ngang với năm 2022, ở mức 1,8%.

Kết quả kinh doanh của Eximbank có thể được cải thiện ngay trong quý I/2024 khi ngân hàng vừa thông qua phương án bán toàn bộ 6,1 triệu cổ phiếu quỹ. Mục đích bán nhằm bổ sung vốn kinh doanh. Đây là toàn bộ số cổ phiếu quỹ mà Eximbank đang nắm giữ, được mua trong giai đoạn từ ngày 2/1/2014 đến 16/1/2014.

Thời gian dự kiến giao dịch số cổ phiếu quỹ này là từ ngày 15/1/2024 đến ngày 7/2/2024. Số lượng đặt bán trong mỗi ngày là từ 3% đến 10% tổng khối lượng giao dịch đã đăng ký. Giá bán được xác định theo giá thị trường, tuy nhiên giá bán mục tiêu không thấp hơn 20.199 đồng/cổ phiếu (được tính theo lãi suất huy động bình quân từ năm 2014 đến 2023). Với mức giá trên, dự kiến Eximbank sẽ thu về ít nhất 123 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, từ ngày 15/1/2024 đến nay, giá cổ phiếu EIB của Eximbank hiếm khi đạt mức mục tiêu bình quân tối thiểu mà nhà băng này dự kiến bán ra đối với cổ phiếu quỹ. Mức cao nhất ghi nhận là 20.200 đồng/cổ phiếu giao dịch ngày 22/1/2024. Tuy nhiên, lượng giao dịch giá này cũng rất ít, chỉ hơn 38.000 cổ phiếu.

HAGL được Eximbank xóa lãi 1.425 tỷ đồng

HAGL được Eximbank xóa lãi 1.425 tỷ đồng

Tài chính -  11 tháng
Đây là một phần lãi trong hạn, toàn bộ lãi quá hạn và tiền phạt chậm trả lãi của khoản vay gần 587 tỷ đồng từ năm 2014.
HAGL được Eximbank xóa lãi 1.425 tỷ đồng

HAGL được Eximbank xóa lãi 1.425 tỷ đồng

Tài chính -  11 tháng
Đây là một phần lãi trong hạn, toàn bộ lãi quá hạn và tiền phạt chậm trả lãi của khoản vay gần 587 tỷ đồng từ năm 2014.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  10 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  12 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  20 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.