Lotte Mart lỗ nghìn tỷ vẫn tăng đầu tư ở Việt Nam
Sau 10 năm có mặt ở Việt Nam, tập đoàn Lotte đã mở 13 siêu thị dù liên tục thua lỗ.
PAN đã nắm gần 51% cổ phần tại Công ty Cổ phần Bibica. Nếu đủ tỉ lệ này, cổ đông lớn Lotte có thể trở thành “bù nhìn” tại chính nơi mà họ tốn nhiều công sức và tiền bạc mong thâu tóm trong nhiều năm qua.
Phần thắng không thuộc về Bibica hay Lotte, mà là ông Nguyễn Duy Hưng
Đầu tháng 9/2017, Công ty cổ phần Thực phẩm PAN - PAN Food, cho biết đã gom thêm gần 1 triệu cổ phiếu Bibica và nâng sở hữu lên xấp xỉ 51%. PAN là công ty riêng của ông Nguyễn Duy Hưng – người cũng giữ chức chủ tịch tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI).
Thông báo này gần như tạm thời gác lại cuộc chiến dai dẳng giành quyền kiểm soát tại công ty bánh kẹo đứng thứ 2 Việt Nam này (trước khi Kinh Đô bán cho đối tác ngoại – nay là Kido).
Sau khi thông tin được công bố, ông Nguyễn Duy Hưng đã chia sẻ ít nhiều thông tin trên trang facebook cá nhân. Ông nói vẫn giữ mục tiêu đã tuyên bố từ năm 2013, đó là xây dựng Bibica vững mạnh và giữ thêm được một thương hiệu nữa của Việt Nam. Giấc mơ của ông là sau 5 năm nữa, Bibica sẽ trở thành doanh nghiệp bánh kẹo số 1 Việt Nam, đặc biệt trên cả các công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Thành công của ông Hưng trước hết như ông nói, là giữ được thương hiệu Việt trước làn sóng đầu tư chi phối của nhà đầu tư nước ngoài những năm gần đây. Bên cạnh đó là “tháo ngòi nổ” thành công – dàn xếp để các cổ đông lớn gác lại bất đồng và tập trung cho kinh doanh.
Từ khi ông Hưng tham gia vào Bibica thông qua SSI, mà nay là PAN, tình hình tài chính Bibica đã cải thiện đáng kể. Lợi nhuận ròng công ty bánh kẹo này tăng hơn 3 lần trong khi giá cổ phiếu tăng khoảng 4 lần.
Thắng lợi kế tiếp là thông qua PAN, ông Hưng có thể sở hữu một doanh nghiệp tốt. Với tỉ lệ sở hữu 50,07% tại Bibica, PAN trở thành công ty mẹ và được chia lợi nhuận từ công ty con này kể từ quý III/2017.
Còn về giấc mơ của ông Hưng, ngay từ khi sở hữu chi phối Bibica thì đã coi như đã hoàn thành được một nửa. Kido bán cho đối tại ngoại, Bibica nghiễm nhiên trở thành doanh nghiệp bánh kẹo Việt số 1. Phần còn lại là thắng các doanh nghiệp ngoại cùng ngành, đây có thể là thách thức thực sợ với ông Hưng.
Một nhà đầu tư lâu năm cho rằng, cục diện tại Bibica hiện nay là cuộc chơi của các cổ đông lớn, chủ yếu giữa PAN và Lotte. Vị này cho biết, hầu như nhà đầu tư cá nhân không còn mua được cổ phiếu Bibica trên sàn, vì nguồn cung khan hiếm. Và khi PAN gom đủ 51%, khả năng Lotte sẽ trở thành “bù nhìn” tại Bibica là có thể xảy ra.
Lotte vẫn còn sức nặng?
Theo Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 (có hiệu lực từ tháng 7/2015), cổ đông sở hữu 51% cổ phần có quyền triệu tập đại hội cổ đông. 65% số cổ đông dự đại hội có thể thông qua hầu hết các quyết định quan trọng về hoạt động kinh doanh. Nghĩa là bây giờ, nếu Lotte không tham dự thì một mình PAN vẫn có thể triệu tập đại hội và thông qua các quyết định kinh doanh của Bibica.
Trên lý thuyết, Lotte có thể trở thành “bù nhìn” tại nơi mà họ từng đổ nhiều “tâm huyết”.
Nhưng thực tế chưa hoàn toàn thuận lợi cho PAN. Đại hội cổ đông năm 2016 của Bibica thống nhất tạm hoãn sửa Điều lệ theo luật mới. Tức là trong lần họp cổ đông tới, chỉ khi Lotte đồng ý tham dự - để đủ 65% cổ phần - thì đại hội lần nhất mới được diễn ra.
Nếu không, PAN phải chờ 30 ngày sau để triệu tập đại hội lần hai – với 51% cổ đông tham dự. Khi đại hội cổ đông được tổ chức, việc sửa Điều lệ công ty mới được quyết định và tạo điều kiện chủ động cho PAN về sau.
Quan trọng hơn, Lotte vẫn còn quyền phủ quyết (khi sở hữu từ 35% cổ phần) các quyết định không có lợi cho mình, hoặc khi có khả năng “phản đòn”. Hiện nay, Lotte đang nắm hơn 44% cổ phần Bibica.
Đáng ngại nhất với PAN, là các “quyền lực mềm” của Lotte tại Bibica. Theo ông Trần Vinh Dự, Phó Tổng Giám đốc phụ trách tư vấn M&A của Công ty Ernst & Young Việt Nam (EY), có cổ đông dù sở hữu ít cổ phần nhưng lại có quyền “sinh sát” ở một số doanh nghiệp. “Vấn đề nằm ở các điều khoản ràng buộc quyền lợi của các bên khi kí thỏa thuận hợp tác”, ông nói.
Lo ngại này không phải không có cơ sở. Giai đoạn 2012 – 2013, dù chỉ sở hữu 30% cổ phần nhưng cổ đông lớn Lotte khiến Bibica nhiều phen điêu đứng. Bibica từng phải “cắn răng” nhập sản phẩm Lottepie (liên kết sản xuất giữa Bibica và Lotte) từ Hàn Quốc, với giá nhập bằng giá bán trong thời gian từ tháng 5/2011 - tháng 2/2012. Đồng thời, khi xuất khẩu sản phẩm phải do công ty con của Lotte thu mua hết, với giá mua thấp hơn giá vốn của Bibica gần 20%...
Những hình ảnh này cho thấy, khả năng có nhiều điều kiện ràng buộc trong thỏa thuận hợp tác chiến lược trước đây có lợi cho Lotte.
Bởi vậy, dù PAN có nắm 51% cổ phần và Điều lệ có sửa theo luật mới, thì những điều khoản này cũng đủ giúp Lotte giữ được sức nặng tại Bibica và khiến PAN phải e dè đôi chút.
Sau 10 năm có mặt ở Việt Nam, tập đoàn Lotte đã mở 13 siêu thị dù liên tục thua lỗ.
Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị về chủ trương tái khởi động lại điện hạt nhân nhằm đảm bảo đủ điện phục vụ phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
Mục tiêu giải ngân đầu tư công năm nay vẫn trên 95% kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ đưa ra sáu giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, đẩy mạnh giải ngân vào cuối năm.
Cam kết này được được ra ngay sau khi VinFast giành 'ngôi vương' về thị phần xe ô tô tại Việt Nam.
WinMart triển khai loạt hoạt động mừng sinh nhật 10 tuổi khởi động bằng chương trình khuyến mại “10 năm gắn kết - Trọn vẹn tin yêu” trên toàn hệ thống.
Không chỉ đồng hành cùng chính quyền tỉnh Hà Nam trong công cuộc phát triển kinh tế, Tân Hiệp Phát còn thường xuyên phối hợp cùng địa phương triển khai các hoạt động chăm sóc cộng đồng, đặc biệt các chương trình khuyến học khuyến tài.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc bỏ quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24, cho phép doanh nghiệp có năng lực được nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Ông Nguyễn Đức Trung vừa được bầu làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An thay ông Thái Thanh Quý chuyển sang giữ chức Phó ban Kinh tế trung ương.