Nhận diện rủi ro với tăng trưởng kinh tế
Quỹ Tiền tệ quốc tế đã đưa ra cảnh báo về các rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay sau đợt tham vấn mới nhất của tổ chức này.
Kinh tế nửa đầu năm chứng kiến đà phục hồi được cải thiện qua từng tháng với một số điểm sáng về xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn còn tiềm ẩn không ít rủi ro đe dọa đến triển vọng tăng trưởng.
Tăng trưởng kinh tế quý II/2024 đạt 6,93%, cao thứ nhì trong giai đoạn 2020 – 2024, là điểm sáng cho sự phục hồi kinh tế, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu cũng đang có dấu hiệu ấm dần lên. Tính chung sáu tháng đầu năm, kinh tế tăng trưởng hơn 6,4%.
Đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2024 là công nghiệp và xây dựng, tăng 8,7%, đóng góp hơn 45%. Trong đó, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp đạt mức khá cao, hơn 7,5%.
Sản xuất công nghiệp trên đà tăng cao, cộng với sự phục hồi của thị trường quốc tế thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa khởi sắc, tăng gần 16,9% so với cùng kỳ. Xuất siêu hàng hóa đạt hơn 11,6 tỷ USD, đóng góp 0,6 điểm phần trăm cho tăng trưởng.
Kế đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là điểm sáng với 15,2 tỷ USD trong sáu tháng, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023. Giải ngân đầu tư công cũng đạt mức tích cực với gần 152 nghìn tỷ đồng, đạt gần 38% kế hoạch năm, giảm 0,1% so với cùng kỳ.
Có thể kỳ vọng những lĩnh vực đang chứng kiến sự khởi sắc sẽ tiếp tục trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế sáu tháng cuối năm. Nhận định về triển vọng kinh tế những tháng tiếp theo, Tổng cục Thống kê duy trì đánh giá tích cực rằng Việt Nam sẽ tiếp đà phục hồi, đạt được mục tiêu tăng trưởng 6 – 6,5% cho cả năm.
Tuy nhiên, nhiều trở lực vẫn đặt ra có thể ảnh hưởng tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng.
Theo Tổng cục Thống kê, sự phục hồi thiếu chắc chắn của thị trường thế giới là điểm cần được lưu tâm, có thể tác động xấu tới xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn cuối năm thường là mùa doanh thu cao nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Trong bối cảnh thiếu chắc chắn đó, doanh nghiệp vẫn đang chịu nhiều áp lực. Sáu tháng đầu năm, bức tranh đăng ký doanh nghiệp phần nào được cải thiện qua từng tháng, cả nước có gần 120 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại thị trường, trong khi có hơn 110 nghìn doanh nghiệp giải thể hoặc tạm dừng sản xuất kinh doanh.
Con số doanh nghiệp rút lui thấp hơn số tham gia thị trường nhưng vẫn ở mức cao và tăng 18,4% so với cùng kỳ, là minh chứng dễ thấy cho những khó khăn vẫn chưa đi đến hồi kết.
Theo báo cáo của Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ có khoảng 27% doanh nghiệp kỳ vọng sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh, một con số tương đối thấp so với triển vọng phục hồi.
Khó khăn chủ yếu đến từ thị trường đầu ra, bao gồm trong nước và quốc tế đều ẩn chứa nhiều rủi ro, cộng với vấn đề thiếu vốn, thiếu lao động có tay nghề. Mặt khác, doanh nghiệp phần nào bị vắt kiệt sức lực sau khi chống chịu khủng hoảng kéo dài.
Sự khó khăn của doanh nghiệp phản ánh trực tiếp thông qua cầu tiêu dùng. Tính chung nửa đầu năm, cầu tiêu dùng vẫn yếu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá so sánh chỉ tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn đáng kể so với con số 8,8% của nửa đầu năm 2023.
Bên cạnh đó, tín dụng cũng đang yếu, tính đến 14/6 chỉ tăng trưởng gần 3,8% so với cuối năm 2023. Theo Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng thương mại chứng kiến mức tăng trưởng âm hơn 10%, cho thấy cầu tín dụng vẫn còn yếu, thể hiện sức khỏe và khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp ở mức thấp.
Một trở lực đáng phải lưu tâm khác là áp lực tỷ giá khiến chi phí nhập khẩu có dấu hiệu gia tăng, cùng với giá cả trong nước có thể khiến điều hành lạm phát gặp nhiều thách thức.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đạt 4,08% nửa đầu năm là mức tương đối cao so với những năm trở lại đây, dù vẫn nằm dưới mức trần 4,5% và phù hợp với lựa chọn ưu tiên tăng trưởng của Quốc hội.
Theo Tổng cục Thống kê, điều hành giá sẽ khá áp lực do điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng Nhà nước quản lý theo lộ trình như giá điện, giáo dục, y tế, cùng với tăng lương cơ sở từ 1/7.
Giải ngân vốn đầu tư công vẫn ở mức cao nhưng khó bứt phá so với năm 2023 khi phải chịu tác động từ yếu tố nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, theo chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, đầu tư công có thể sẽ chững lại bởi những dự án, công đoạn dễ thực hiện đã được triển khai trước đó, còn lại những dự án, công đoạn tương đối khó.
Tổng cục Thống kê kiến nghị tập trung tháo gỡ các khó khăn, giải phóng nguồn lực khu vực doanh nghiệp để đảm bảo cung ứng đầy đủ cho sản xuất và tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tích cực mở rộng thị trường, kênh phân phối, áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Quỹ Tiền tệ quốc tế đã đưa ra cảnh báo về các rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay sau đợt tham vấn mới nhất của tổ chức này.
Tại WEF 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phát triển kinh tế số và kinh tế xanh, kêu gọi hợp tác quốc tế vì tương lai bền vững.
Trong vòng 3 - 4 năm tới, S&P Global Ratings dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam sẽ quay lại xu hướng dài hạn là từ 6,5-7%.
Việt Nam cần tập trung vào tăng cầu trong nước để tạo động lực cho nền kinh tế, Ngân hàng Thế giới khuyến cáo.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.