Phát triển bền vững

Lưu ý gì khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

Phạm Sơn Chủ nhật, 20/08/2023 - 17:01

Doanh nghiệp có thể tận dụng xu thế cắt giảm khí thải nhà kính để kiếm lợi nhuận trên thị trường buôn bán tín chỉ carbon, tuy nhiên các dự án tạo tín chỉ phải thỏa mãn một số điều kiện cụ thể.

Hội nghị COP26 mở ra một giai đoạn mới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, khi nhiều nhà lãnh đạo, bao gồm người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, đưa ra cam kết mới mạnh mẽ rằng sẽ đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Hưởng ứng cam kết của các chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp trên toàn thế giới cũng đưa ra những cam kết về giảm phát thải khí nhà kính. Trong đó, có đến hơn 3 nghìn công ty toàn cầu cam kết sẽ đưa mức phát thải về 0 (net zero), tức là cam kết cho toàn bộ chuỗi sản xuất, tiêu dùng cho sản phẩm, dịch vụ của công ty mình. Như vậy, đối tác của các công ty toàn cầu này cũng được yêu cầu phải cắt giảm khí thải carbon theo đúng quy định.

Ông Hoàng Anh Dũng, Tổng giám đốc Công ty Intraco Việt Nam, cho biết, trong quá trình hướng đến trung hòa carbon hoặc net zero, các doanh nghiệp có thể bù đắp lượng carbon thải ra môi trường thông qua mua lại tín chỉ carbon trên thị trường. Chính vì vậy, nhu cầu tín chỉ carbon dự kiến sẽ tăng cao trong giai đoạn sắp tới.

Việt Nam được nhận định là một trong số các quốc gia có tiềm năng lớn tham gia vào thị trường buôn bán tín chỉ carbon. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Việt Nam có thể bán ra khoảng 50 – 70 triệu tín chỉ carbon rừng mỗi năm, giá trung bình khoảng 10USD mỗi tín chỉ.

Bên cạnh đó, để phục vụ cho các mục tiêu net zero, tín chỉ carbon hấp thụ cũng là một cơ hội có thể được cộng đồng doanh nghiệp khai thác. Ông Dũng cho biết, doanh nghiệp nếu cam kết net zero thì chỉ được bù đắp carbon thông qua tín chỉ carbon hấp thụ, do đó giá loại tín chỉ này cũng đặc biệt cao, lên đến hàng nghìn USD mỗi tín chỉ.

Tuy nhiên, không phải dự án giảm thiểu khí thải nhà kính nào cũng có thể tạo ra tín chỉ carbon được chấp nhận giao dịch trên thị trường. Theo ông Dũng, doanh nghiệp, tổ chức muốn ban hành tín chỉ carbon phải đáp ứng 4 tiêu chí.

Thứ nhất, đảm bảo tính thực tế và có thể đo lường được. Điều đó có nghĩa là phương pháp luận để giảm và xác định mức giảm khí thải cần phải được phê duyệt bởi một nền tảng phát hành tín chỉ carbon, bao gồm Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC); tổ chức Gold Standard, Verra và Plan Vivo.

Thứ hai, dự án cắt giảm khí thải một cách lâu dài và không bị đảo ngược. Ông Dũng lấy ví dụ, một số đơn vị áp dụng công nghệ để thu hồi khí thải carbon, sau đó bán khí carbon thu được cho các công ty sản xuất bia, nước ngọt. Đây chính là dự án thu hồi carbon “bị đảo ngược” điển hình và sẽ không được công nhận tín chỉ carbon.

Thứ ba, đảm bảo tính bổ sung, tức là đảm bảo việc phát hành tín chỉ carbon là điều không thể thiếu để duy trì dự án. Ông Dũng lý giải, một dự án được phát hành tín chỉ carbon phải là dự án mang mục đích thuần túy để bảo vệ môi trường chứ không phải dự án kinh tế.

Các dự án điển hình có thể kể đến như sản xuất điện tái tạo nối lưới. Giám đốc Intraco cho biết, từ năm 2018, nền tảng Gold Standard và Verra đã không chấp nhận phát hành tín chỉ carbon cho dự án điện tái tạo nối lưới.

Tuy nhiên, các dự án điện tái tạo không nối lưới với mục đích cung cấp năng lượng cho một cộng đồng, khu dân cư nhỏ vẫn có thể được phát hành tín chỉ carbon.

Cuối cùng, việc giảm phát thải của các dự án phải trải qua thẩm định và thẩm tra bởi bên thứ ba độc lập. Các nền tảng phát hành tín chỉ carbon đều công bố những đơn vị có đủ năng lực để thẩm định và thẩm tra những dự án giảm phát thải để tạo ra tín chỉ.

Doanh nghiệp xuất khẩu phải chủ động ứng phó thuế carbon

Doanh nghiệp xuất khẩu phải chủ động ứng phó thuế carbon

Phát triển bền vững -  1 năm

Nhóm doanh nghiệp xuất khẩu một số loại hàng hóa vào EU có thể sẽ phải đóng thêm phí carbon theo cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới.

Bắc Kạn hướng tới bán tín chỉ carbon, điện sinh khối và du lịch

Bắc Kạn hướng tới bán tín chỉ carbon, điện sinh khối và du lịch

Tiêu điểm -  1 năm

Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bắc Kạn đổi mới tư duy, đột phá trên cơ sở khai thác thế mạnh theo hướng phát triển kinh tế rừng gồm bán tín chỉ carbon, điện sinh khối, phát triển các sản phẩm gồm thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm và tập trung phát triển du lịch.

Khuyến nghị sớm triển khai thị trường tín chỉ carbon

Khuyến nghị sớm triển khai thị trường tín chỉ carbon

Phát triển bền vững -  1 năm

“Giờ đây, doanh nghiệp FDI vào Việt Nam, điều đầu tiên họ quan tâm là lấy năng lượng sạch ở đâu và trao đổi tín chỉ carbon ở đâu”.

Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt trong xu hướng giảm carbon

Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt trong xu hướng giảm carbon

Tiêu điểm -  1 năm

Năng lượng tái tạo, thép xanh, giao thông vận tải, tài chính là những lĩnh vực mà khối tư nhân Việt Nam có thể tiếp cận được các nguồn giá trị to lớn trong xu thế giảm phát thải carbon chung, theo McKinsey.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Phát triển bền vững -  1 ngày

Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Phát triển bền vững -  3 ngày

Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Phát triển bền vững -  1 tuần

Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  41 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.