Chuyển đổi xanh và cơ hội cho những nhà tiên phong
Giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả và tạo dựng được hình ảnh đẹp đối với người tiêu dùng là lợi thế cạnh tranh cho những đơn vị tiên phong thực hiện phát triển bền vững.
“Giờ đây, doanh nghiệp FDI vào Việt Nam, điều đầu tiên họ quan tâm là lấy năng lượng sạch ở đâu và trao đổi tín chỉ carbon ở đâu”.
“Chúng ta đang và sẽ phải đối mặt với những chính sách mới trên toàn cầu”, ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh, Chủ tịch Công ty VietCycle, cảnh báo.
Theo đó, thời gian vừa qua, châu Âu đã ban hành cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới (CBAM), yêu cầu giải trình đối với những sản phẩm liên quan đến phá rừng và suy thoái rừng, Hoa Kỳ cũng giới thiệu Đạo luật cạnh tranh sạch liên quan đến kiểm soát dấu chân carbon trong sản phẩm nhập khẩu. Ông Vượng dự đoán, những thị trường lớn như Nhật Bản, Canada… sẽ sớm ban hành những chính sách tương tự.
Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang những thị trường lớn có thể phải chịu nhiều tác động tiêu cực. Để tránh những tác động đó, ông Vượng đề xuất, cần phải triển khai sàn giao dịch tín chỉ carbon từ sớm, có thể ngay từ năm 2025, thay vì đến 2028 mới vận hành chính thức theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone.
Bên cạnh việc giúp doanh nghiệp tránh bị đánh thuế carbon khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, EU, vận hành sớm thị trường tín chỉ carbon cũng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt trong việc thu hút vốn FDI.
“Giờ đây, doanh nghiệp FDI vào Việt Nam, điều đầu tiên họ quan tâm là lấy năng lượng sạch ở đâu và trao đổi tín chỉ carbon ở đâu”
“Giờ đây, doanh nghiệp FDI vào Việt Nam, điều đầu tiên họ quan tâm là lấy năng lượng sạch ở đâu và trao đổi tín chỉ carbon ở đâu”, Chủ tịch VietCycle cho biết.
Đánh giá cao đề xuất nên sớm vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon, ông Marc S. Forni, Chuyên gia phụ trách quản lý rủi ro và thảm họa của Ngân hàng Thế giới (WB), cho biết, thị trường tín chỉ carbon là rất lớn có tổng giá trị lên đến hơn 900 tỷ USD trên toàn cầu và dự kiến sẽ còn tăng mạnh trong tương lai, bởi hầu hết các quốc gia và nhiều doanh nghiệp lớn đã và đang cam kết những mục tiêu riêng về việc đưa phát thải ròng về 0.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, mỗi năm, Việt Nam có thể cung cấp 57 triệu tín chỉ carbon, tương đương với hàng trăm triệu USD nếu tính theo giá 5 USD cho mỗi tín chỉ. Đặc biệt, với lợi thế có diện tích rừng lớn và cộng đồng dân cư 25 triệu người có sinh kế liên quan đến rừng, Việt Nam có thể tạo ra được những tín chỉ carbon giá trị cao, tức là được bán với giá cao gấp hơn 30 lần so với tín chỉ carbon thông thường.
Với việc ban hành Nghị định 06, Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á có cơ sở pháp lý về thị trường carbon. Ông Forni tiết lộ, gần đây đã có một dự án trị giá 79 triệu USD đầu tư vào thị trường carbon tại Việt Nam, cho thấy tiềm năng rất lớn của Việt Nam khi triển khai thị trường này.
Thị trường tín chỉ carbon cũng sẽ đem lại nguồn thu mới để các doanh nghiệp, tổ chức tái đầu tư cho những dự án, sáng kiến, giải pháp cắt giảm khí thải nhà kính. Cụ thể, doanh nghiệp có giải pháp tốt để giảm khí thải và tạo ra tín chỉ có thể bán cho những doanh nghiệp khác, từ đó nỗ lực cắt giảm khí thải được khuyến khích và thúc đẩy bằng chính cơ chế thị trường.
Thực tế, trên thế giới đang có nhiều doanh nghiệp kiếm lời bằng việc bán tín chỉ carbon, tiêu biểu như ông trùm xe điện Tesla đã thu về 1,6 tỷ USD nhờ việc bán tín chỉ carbon chỉ trong năm 2021.
Tín chỉ carbon có giá trị cao là tín chỉ carbon được tạo ra bởi các dự án hội tụ đủ 3 yếu tố: đảm bảo đa dạng sinh học và tăng cường chất lượng hệ sinh thái; đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân bản địa; đảm bảo sự công bằng về phân chia lợi ích đối với nguồn lợi từ tín chỉ carbon đối với cả doanh nghiệp lẫn người dân địa phương.
Với những điều kiện này, tín chỉ carbon có giá trị cao thường được tạo ra bởi các dự án dựa vào rừng chứ khó có thể là các dự án liên quan đến công nghiệp và năng lượng.
Một tín chỉ carbon có giá trị cao có thể được bán với giá lên đến 167 USD cho mỗi tín chỉ, tức là cao gấp 33 lần giá trung bình của tín chỉ carbon thông thường.
Giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả và tạo dựng được hình ảnh đẹp đối với người tiêu dùng là lợi thế cạnh tranh cho những đơn vị tiên phong thực hiện phát triển bền vững.
Chi phí để thực hiện chuyển đổi xanh không rẻ nhưng không thể bằng với những lợi ích đem lại cũng như những “chi phí cho việc không thực hiện chuyển đổi xanh”.
Nếu các quốc gia và doanh nghiệp muốn đẩy nhanh tiến độ hiện thực hóa mục tiêu cân bằng phát thải, thị trường carbon tự nguyện sẽ đóng một vai trò vô cùng thiết yếu.
Không chỉ hạn chế phát thải, các hoạt động tạo ra tín chỉ carbon giá trị cao còn phải tuân thủ yêu cầu về sinh thái, sinh kế của cộng đồng bản địa và tuân thủ nguyên tắc phân chia công bằng lợi ích.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.