Lý thuyết trò chơi trong cạnh tranh FDI ở ASEAN

Phạm Sơn Thứ hai, 16/11/2020 - 15:38

Các quốc gia ASEAN đang có nhu cầu rất cao về nhập khẩu vốn, khiến cuộc đua thu hút FDI diễn ra giống như “lý thuyết trò chơi”.

Liên minh thuế suất là chìa khóa để thu hút vốn FDI bền vững trong khu vực ASEAN. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải phóng.

TS. Vũ Sỹ Cường, chuyên gia phân tích chính sách tài chính, Học viện Tài chính nhận định, áp lực về tài khóa từ nhiều năm thâm hụt ngân sách đang tiếp tục đè nặng, kinh tế ảm đảm, doanh nghiệp đóng băng hoạt động khiến nguồn thu thuế giảm sút, trong khi nguồn lực để đầu tư công và hỗ trợ an sinh xã hội đang vô cùng cần thiết.

“Sự sụt giảm về thuế thu nhập doanh nghiệp trong suốt nhiều năm qua được bù đắp một phần bởi thuế quan, tuy nhiên đến khi ký kết thêm một loạt các hiệp định thương mại thì gánh nặng ngân sách lại tiếp tục đặt lên thuế tiêu dùng”, ông Cường nói.

Do đó, đây chính là cơ hội nhưng cũng là yếu tố bắt buộc các quốc gia ASEAN phải xem xét lại cơ cấu thuế, đặc biệt là các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc nhóm nghiên cứu hướng tới chính sách thuế bền vững trong khối ASEAN đề xuất cần có một mức thuế suất chung cho khu vực ASEAN.

Ông Henrique Alencar, tư vấn chính sách về thuế và bất bình đẳng thuộc tổ chức Oxfam Novib cho biết, các cuộc thảo luận về ưu đãi thuế và chi phí thuế đang được tiến hành tại nhiều khu vực trên thế giới.

Bên cạnh mức thuế suất chung khu vực, nhiều chính sách nhằm hạn chế ưu đãi quá mức cũng đang được thực hiện, như chính sách đánh thêm phần chênh lệch so với thuế tối thiểu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), sáng kiến hệ thống cơ sở dữ liệu thuế toàn cầu.

Thỏa thuận về mức thuế chung ASEAN liệu có khả thi?

Hướng tới liên minh thuế suất khu vực ASEAN để thu hút hiệu quả FDI
Các chuyên gia thảo luận về tính khả thi của việc xây dựng liên minh thuế suất ASEAN. Ảnh: VEPR.

TS. Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhận xét, các quốc gia ASEAN đang có nhu cầu rất cao về nhập khẩu vốn, khiến cuộc đua thu hút FDI diễn ra giống như “lý thuyết trò chơi”. Để những “người chơi” nhận được lợi ích cao nhất, tức là vẫn nhận được vốn FDI nhưng không phải hy sinh quá nhiều chi phí, cách tốt nhất là có sự thỏa thuận ngay từ đầu.

Tuy nhiên, PGS.TS Đặng Hoàng Linh, Trưởng khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Ngoại giao nhận định, rất khó để có thể đạt được sự hợp tác này trong thời gian ngắn.

Theo đó, các quốc gia trong khu vực ASEAN có cách biệt quá lớn về kinh tế, môi trường kinh doanh, dẫn đến nhu cầu thu hút vốn FDI cũng khác nhau. Ngoài ra, sự thiếu tương đồng về thể chế, văn hóa cũng như ảnh hưởng từ các cường quốc trên thế giới cũng tạo ra cản trở nhất định cho tiến trình hợp tác thuế khu vực.

Thực tế cho thấy, các quốc gia EU vốn tương đồng và gắn kết chặt chẽ hơn rất nhiều so với ASEAN nhưng cũng chưa thể đưa ra được cam kết chung về thuế suất. Như vậy, để tiến tới một thỏa thuận chung, cần phải có sự kiên nhẫn cũng như lộ trình và kế hoạch rõ ràng.

Ông Linh đề xuất tách khu vực ASEAN thành các nhóm nhỏ tương đồng về trình độ phát triển kinh tế và nhu cầu tiếp nhận đầu tư để dễ tìm được tiếng nói chung, đặt nền móng xây dựng thỏa thuận thuế suất khu vực trong dài hạn.

Đồng quan điểm với ông Linh về thách thức liên quan tới sự khác biệt giữa các quốc gia ASEAN, tuy nhiên ông Thành nhấn mạnh, cần phải đẩy nhanh việc xây dựng liên minh về thuế suất bởi đây là xu thế chung của thế giới và “các nước cũng không thể nào giảm thuế mãi được”.

“Xây dựng cơ chế thu thuế tốt thì chúng ta có được nguồn thu để thúc đẩy đầu tư công, cải thiện môi trường kinh doanh, qua đó thu hút FDI hiệu quả hơn so với các ưu đãi trực tiếp. Đây là tầm nhìn cần có của các chính phủ trong khối ASEAN”, ông Thành nhận xét.

Để vượt qua những rào càn, thách thức, cần có sự nỗ lực và nghiêm túc từ phía người dân, các tổ chức xã hội, đội ngũ chuyên gia cũng như cộng đồng doanh nghiệp trong việc phản ánh thực trạng, đưa ra đề xuất, kiến nghị để tạo động lực cho chính phủ.

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiêu điểm -  1 giờ

SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.

Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư

Tiêu điểm -  5 giờ

Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.

Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách

Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách

Tiêu điểm -  6 giờ

Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  1 ngày

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Bất động sản -  42 phút

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiêu điểm -  1 giờ

SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.

Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?

Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Các bệnh viện công đang đối mặt với tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc trên diện rộng, bắt nguồn từ áp lực công việc và thu nhập chưa tương xứng.

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Doanh nghiệp -  1 giờ

Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.

Chung cư vẫn dẵn dắt thị trường, động thái đáng chú ý của người mua

Chung cư vẫn dẵn dắt thị trường, động thái đáng chú ý của người mua

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Chung cư tiếp tục là tâm điểm của thị trường bất động sản Hà Nội với mức quan tâm cao. Giá nhà tăng mạnh thúc đẩy người mua nhanh chóng ra quyết định trước nguy cơ bỏ lỡ cơ hội đầu tư giá trị.

TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú

TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú

Tài chính -  1 giờ

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.

Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư

Tiêu điểm -  5 giờ

Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.