Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm nay, nhưng thách thức vẫn còn lớn. Thủ tướng yêu cầu triển khai loạt giải pháp cấp bách như hoàn thành sáp nhập một số tỉnh, giảm lãi suất điều hành, phát hành trái phiếu chính phủ...
Các công ty phân tích không loại trừ khả năng việc NHNN tăng lãi suất OMO là bước đi thăm dò nhằm chuẩn bị cho việc nâng lãi suất điều hành nhằm ứng phó với áp lực mất giá của đồng nội tệ.
Trong bối cảnh các động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế đều suy giảm mạnh, chuyên gia cho rằng cơ hội phát triển của Việt Nam là các chính sách điều hành gần đây cho thấy quyết tâm thúc đẩy kinh tế trong nước như hạ lãi suất điều hành, xóa bỏ các rào cản pháp lý/quy định và cho phép nối lại các dự án bất động sản, chính sách thị thực mới nhằm hút khách quốc tế...
HSBC dự báo Việt Nam có thể còn một đợt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản nữa trong quý sau, đưa lãi suất điều hành về 4,0%, đảo ngược nỗ lực thắt chặt trong năm ngoái.
Nhóm phân tích kỳ vọng lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn 12 tháng sẽ giảm xuống 6,5%/năm trong năm nay do nhu cầu tín dụng yếu do tăng trưởng kinh tế chậm chạp và thị trường bất động sản ảm đạm; Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, từ đó bơm thêm tiền vào nền kinh tế và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn còn dư địa để giảm lãi suất điều hành
VCBS cho rằng, với việc lãi suất điều hành đã được NHNN điều chỉnh về mức thấp tương đồng với giai đoạn hỗ trợ dịch bệnh, dư địa để giảm thêm lãi suất điều hành sẽ không còn nhiều nếu xét trên tổng thể các cân đối vĩ mô.
Sau những đợt giảm lãi suất điều hành liên tiếp, NHNN cho thấy thông điệp muốn giảm mặt bằng lãi suất nhanh nhằm kích cầu tín dụng, hỗ trợ nền kinh tế. Mặt bằng lãi suất huy động giảm ngay sau đó. Tuy nhiên, ở đầu ra, mặt bằng lãi suất cho vay lại cần thêm thời gian để chính sách thẩm thấu.
Các chuyên gia cho rằng, việc NHNN giảm lãi suất chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Việt Nam có thể phải đợi sự hồi phục nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn, cũng như tăng cung tiền mới đủ điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh giải pháp tiếp tục hạ lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ tăng trưởng, Ủy ban Kinh tế cho rằng cũng cần tăng cường quản lý, giám sát các thị trường tiền tệ, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; kiểm soát chặt việc cấp tín dụng sử dụng vốn nhất là các doanh nghiệp, tập đoàn, dự án sân sau.