Tiêu điểm
Các giải pháp cấp bách khi tăng trưởng 8% vẫn là thách thức lớn
Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm nay, nhưng thách thức vẫn còn lớn. Thủ tướng yêu cầu triển khai loạt giải pháp cấp bách như hoàn thành sáp nhập một số tỉnh, giảm lãi suất điều hành, phát hành trái phiếu chính phủ...
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhấn mạnh Việt Nam cần đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 8% trong năm nay.
Ông nhấn mạnh mặc dù nền kinh tế đã có những tín hiệu tích cực trong hai tháng đầu năm, nhưng vẫn còn nhiều rào cản cần vượt qua. Mục tiêu tăng trưởng 8% vẫn là thách thức lớn.
Các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn tồn tại nhiều vướng mắc.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng, trong khi sức mua nội địa ở một số lĩnh vực chưa phục hồi mạnh mẽ.
Giải ngân vốn đầu tư công vẫn chậm, với khoảng 77,6 nghìn tỷ đồng chưa được phân bổ chi tiết.
Thủ tướng nhận định bên cạnh tác động của tình hình thế giới, những hạn chế chủ quan như thể chế chưa đồng bộ, phản ứng chính sách chưa kịp thời, tâm lý sợ trách nhiệm ở một số cán bộ và phân cấp phân quyền còn chồng chéo như cấp phép khai thác khoáng sản là nguyên nhân cản trở sự phát triển.
Ông nhấn mạnh việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm "5 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả", tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.

Chính phủ yêu cầu tập trung vào sáu nhiệm vụ trọng tâm.
Trước hết tập trung hoàn thành sắp xếp lại địa giới hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo đó sáp nhập một số tỉnh, mở rộng quy mô cấp xã và bỏ cấp huyện.
Các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thành kiện toàn tổ chức bên trong trong tuần này.
Bên cạnh đó, Kế hoạch 03 của Chính phủ sẽ được triển khai nhằm thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, phát huy sự chủ động của người đứng đầu.
Chính phủ cũng đặt trọng tâm vào điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa linh hoạt. Mục tiêu là giảm lãi suất điều hành, đẩy mạnh đầu tư công, phát hành trái phiếu chính phủ để bổ sung vốn cho các dự án trọng điểm; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất.
Đảm bảo nguồn năng lượng ổn định là nhiệm vụ cấp thiết. Thủ tướng nhấn mạnh không để thiếu điện, ách tắc trong khai thác dầu khí hay than, tránh làm gián đoạn sản xuất và tiêu dùng.
Ông cũng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ, thúc đẩy cân bằng thương mại Việt Nam - Mỹ, đồng thời chuẩn bị cuộc họp về các đối sách trước những vấn đề phát sinh trên thế giới có liên quan tới Việt Nam.
Cuối cùng là hoàn thành ban hành các văn bản pháp lý còn tồn đọng trong tháng 3.
Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ.
Thể chế cần được tiếp tục hoàn thiện với tinh thần "đột phá của đột phá". Các cơ quan liên quan phải rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền mở rộng những cơ chế, chính sách thí điểm đã được Quốc hội cho phép và phát huy hiệu quả tại địa phương.
Bộ Tài chính khẩn trương ban hành quy định về quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số, theo phương châm vừa triển khai vừa rút kinh nghiệm, từng bước mở rộng mà không nóng vội hay cầu toàn.
Bộ Công an tập trung triển khai Đề án 06 theo mô hình tổ chức mới, đồng thời đẩy nhanh quá trình chia sẻ dữ liệu, đặc biệt là trong các lĩnh vực đất đai và khoáng sản.
Các bộ, địa phương cần khẩn trương hoàn tất kế hoạch phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2025 trước ngày 15/3/2025. Nếu chậm trễ, Chính phủ sẽ thu hồi vốn chưa phân bổ để chuyển sang các dự án cần thiết hơn và kiểm điểm trách nhiệm.
Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy mạnh mẽ cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" với cách tiếp cận mới.
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch sẽ nghiên cứu chính sách visa phù hợp, mở rộng miễn thị thực với một số quốc gia và nhóm đối tượng như doanh nhân, tỉ phú quốc tế.
Thủ tướng giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vào Đồng bằng sông Cửu Long để làm việc trực tiếp với các tỉnh về sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu lúa gạo, đảm bảo nguyên vật liệu và đẩy nhanh tiến độ các dự án cao tốc, cũng như ứng phó hạn mặn tại khu vực này.
Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ đẩy nhanh chương trình xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, ưu tiên cho người trẻ dưới 35 tuổi, đồng thời triển khai chương trình xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát.
Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế sẽ xây dựng các đề án đổi mới toàn diện giáo dục, phát triển nhân lực, nâng cao thể chất người Việt Nam.
Chính phủ cũng đặt mục tiêu mở rộng hệ thống trường nội trú cho học sinh vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và chăm lo sức khỏe người dân thông qua y tế dự phòng và y tế cơ sở.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam 8% trở lên: Liệu có khả thi?
Tháo gỡ điểm nghẽn, mở đường cho tăng trưởng bứt phá
Các bộ luật mới được ban hành, sửa đổi được kỳ vọng sớm có tác động tích cực tới các ngành, nghề liên quan cũng như tổng thế nền kinh tế nói chung.
Nguồn lực nào cho tăng trưởng hai con số?
Phát triển nguồn nhân lực, vật lực, tài lực gắn với khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường giúp Việt Nam tăng trưởng hai con số.
Định hình các cực tăng trưởng mới
Cực tăng trưởng mới của các vùng kinh tế xã hội đang dần được định hình rõ nét để tạo động lực mang tính lan tỏa.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.
SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.