M&A bất động sản: Khi các 'thợ săn' chỉ rình rập, không xuống tiền

Phương Linh Thứ sáu, 24/02/2023 - 08:00

Trong bối cảnh cạn dòng tiền, trái phiếu bị siết chặt, lãi suất ngân hàng neo ở mức cao... M&A các dự án được cho là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp bất động sản vượt qua khó khăn.

Tuy nhiên, theo ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch SohoVietnam, hoạt động mua bán, sáp nhập dự án vẫn đang rất trầm lắng. Trái ngược với sự nhộn nhịp của năm 2021, từ năm 2022, thị trường M&A bất động sản đã cho thấy sự chậm lại rõ rệt. 

M&A bất động sản: Khi các 'thợ săn' chỉ rình rập, không xuống tiền
Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch SohoVietnam, chuyên gia tư vấn hàng đầu về mua bán tài sản lớn.

Trên thực tế, việc bán bớt các tài sản hiện hữu, hay hợp tác đầu tư là một trong những giải pháp quan trọng đối với doanh nghiệp để có dòng tiền, tiếp tục hoạt động. Vì vậy, việc không thể M&A thành công các dự án trong bối cảnh các kênh huy động vốn khác đều đã ách tắc nhiều khả năng sẽ đẩy các doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản.

Tâm lý "chờ đợi" bao trùm thị trường

Lý giải nguyên nhân khiến hoạt động M&A bất động sản suy giảm, ông Cần cho rằng, trước hết là do các yếu tố vướng mắc về pháp lý. Nhiều dự án bất động sản hiện nay đang ở giai đoạn chờ thủ tục, chưa thể triển khai. Do đó, những dự án này rất khó có thể được mua bán bởi các nhà đầu tư khác. 

Đứng từ phía các doanh nghiệp đi mua, họ sẽ không lựa chọn M&A các dự án như vậy, bởi rủi ro pháp lý là rất lớn. Mặt khác, thời gian chờ thủ tục có thể kéo dài cũng gây ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Thứ hai là yếu tố về thời điểm thị trường, thanh khoản bất động sản hiện đang giảm mạnh, nhiều phân khúc "đóng băng" giao dịch. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến quyết định mua dự án của các doanh nghiệp. Bởi nếu dự án sau khi M&A, triển khai đầu tư phát triển và mở bán không thể có thanh khoản, doanh nghiệp sẽ khó thu hồi được dòng vốn đầu tư và quay vòng phát triển các dự án khác.

Thứ ba là yếu tố về nguồn vốn, việc kiểm soát tín dụng ngân hàng và trái phiếu bất động sản khiến các doanh nghiệp M&A dự án cần có sẵn nguồn tiền mặt rất lớn. Trong khi đó, không nhiều doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu này trên thị trường.

Rủi ro sau những thương vụ M&A

Thứ tư là yếu tố về giá. Nhiều dự án vẫn đang được rao bán với mức giá rất cao, nhưng, các nhà đầu tư lại đang chờ đợi mức giá giảm thêm để quyết định xuống tiền. 

Với các yếu tố trên, theo ông Cần, các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán, chuyển nhượng dự án bất động sản hiện tại là có nhưng không nhiều. Hơn nữa, thị trường đang đứng về phía người mua, họ có nhiều lựa chọn trong việc M&A dự án và có thời gian, cơ hội để cân nhắc, chọn dự án tốt nhất với mức giá phù hợp và pháp lý chuẩn cho mình. 

Đáng chú ý, tâm lý chung của các nhà đầu tư ở bối cảnh hiện nay là vẫn đang nghe ngóng, chờ đợi các động thái tiếp theo của thị trường, các biện pháp tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước về lãi suất, trái phiếu, tín dụng bất động sản và các vướng mắc về pháp lý để lựa chọn thời điểm thích hợp nhất cho việc vào thị trường. 

Chỉ một số ít dự án đã có pháp lý đầy đủ, tiềm năng phát triển tốt, mức giá chuyển nhượng phù hợp mới có thể M&A thành công. Đối với những dự án có tài sản lớn, vị trí đẹp, dòng tiền tốt hoặc có tiềm năng phát triển để giao dịch thành công, bên bán phải giảm giá sâu khoảng 20% - 30% để hấp dẫn bên mua lại, ông Cần chia sẻ.

Ở khía cạnh khác, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho rằng, hoạt động M&A dự án đã bị chậm lại từ tháng 10/2022 do ảnh hưởng từ những tác động tiêu cực của những "đại án" liên quan đến các công ty bất động sản và chứng khoán. 

Bên cạnh đó, việc tín dụng ngân hàng và hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp được kiểm soát chặt chẽ cũng khiến các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức tài chính và những doanh nghiệp mới tham gia thị trường có một chiến lược bảo thủ hơn khi mua bán dự án. 

Một số doanh nghiệp đã nhấn nút ‘tạm ngừng’ để tái cấu trúc chiến lược đầu tư nhằm thích ứng với tình hình mới. Mặc dù các nhà đầu tư này vẫn có nguồn vốn tốt nhưng các khoản đầu tư lớn mới sẽ bị tạm dừng trong thời gian này, ngoại trừ các giao dịch đang triển khai để phòng tránh rủi ro..

Phần lớn các giao dịch M&A bất động sản trên thị trường thời gian vừa qua đều đến từ những nhà đầu tư đã rất am hiểu về biến động rủi ro của thị trường, có tiềm lực tài chính tốt và chấp nhận đầu tư dài hạn, bà Trang nhận định.

Đồng quan điểm, ông Cần cũng cho rằng, mặc dù thị trường M&A bất động sản đang khá trầm lắng, song thời điểm hiện tại là cơ hội rất tốt cho các “thợ săn” có thể lựa chọn những sản phẩm tốt với mức giá hấp dẫn. 

Khi thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng, lợi thế nằm trong tay các doanh nghiệp, nhà đầu tư có sẵn tiền thật, đầu tư dài hạn, chờ thời điểm thị trường hồi phục sôi động trở lại. 

4 giải pháp khẩn cấp về tín dụng bất động sản

4 giải pháp khẩn cấp về tín dụng bất động sản

Bất động sản -  2 năm
Cho phép doanh nghiệp được tái cơ cấu khoản nợ đến hạn và vay vốn tín dụng mới nếu có tài sản bảo đảm hợp lý là hai trong bốn kiến nghị đáng chú ý của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua thời điểm thị trường khó khăn khắc nhiệt của năm 2023.
4 giải pháp khẩn cấp về tín dụng bất động sản

4 giải pháp khẩn cấp về tín dụng bất động sản

Bất động sản -  2 năm
Cho phép doanh nghiệp được tái cơ cấu khoản nợ đến hạn và vay vốn tín dụng mới nếu có tài sản bảo đảm hợp lý là hai trong bốn kiến nghị đáng chú ý của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua thời điểm thị trường khó khăn khắc nhiệt của năm 2023.
Bộ Xây dựng đề xuất 6 giải pháp cứu bất động sản

Bộ Xây dựng đề xuất 6 giải pháp cứu bất động sản

Bất động sản -  2 năm

Nới trần room tín dụng, khơi thông dòng vốn, hoàn thiện thể chế và thúc đẩy phát triển nhà xã hội là ba trong sáu giải pháp đáng chú ý được Bộ Xây dựng trình Chính phủ nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững.

Doanh nghiệp bất động sản đối mặt khó khăn lớn nhất 2 thập kỷ

Doanh nghiệp bất động sản đối mặt khó khăn lớn nhất 2 thập kỷ

Bất động sản -  2 năm

Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Sohovietnam cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản đang phải chống chọi với những khó khăn rất lớn, thậm chí còn khốc liệt hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng trước đó vào những năm 2010.

4 giải pháp khẩn cấp về tín dụng bất động sản

4 giải pháp khẩn cấp về tín dụng bất động sản

Bất động sản -  2 năm

Cho phép doanh nghiệp được tái cơ cấu khoản nợ đến hạn và vay vốn tín dụng mới nếu có tài sản bảo đảm hợp lý là hai trong bốn kiến nghị đáng chú ý của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua thời điểm thị trường khó khăn khắc nhiệt của năm 2023.

Bất động sản 2023 sẽ tươi sáng hơn?

Bất động sản 2023 sẽ tươi sáng hơn?

Bất động sản -  2 năm

Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản 2023 sẽ phát triển một cách thận trọng, phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế và các chính sách tháo gỡ khó khăn, nhưng nhìn chung sẽ khởi sắc, tươi sáng hơn so với năm 2022.

Ăn theo sáp nhập tỉnh, đất nền nổi sóng

Ăn theo sáp nhập tỉnh, đất nền nổi sóng

Bất động sản -  1 ngày

Trong khi chung cư Hà Nội đang có dấu hiệu hạ nhiệt, phân khúc đất nền lại trở thành điểm nóng với mức độ quan tâm và giá bán tăng vọt

Thanh Xuan Valley: Biểu tượng sống mới được kiến tạo bởi những tên tuổi toàn cầu

Thanh Xuan Valley: Biểu tượng sống mới được kiến tạo bởi những tên tuổi toàn cầu

Bất động sản -  3 ngày

Khi đoàn chuyên gia quốc tế của WATG, đơn vị tư vấn quy hoạch danh tiếng từ Mỹ, lần đầu đến khảo sát địa hình, không khỏi bất ngờ: “Thanh Xuan Valley là điểm đến có thiên nhiên và địa thế hiếm thấy”.

Giá chung cư Hà Nội giảm nhiệt

Giá chung cư Hà Nội giảm nhiệt

Bất động sản -  3 ngày

Sau khoảng thời gian tăng giá mạnh, giá chung cư tại Hà Nội có xu hướng điều chỉnh.

The Privé tăng tốc với sự đồng hành của các đối tác chiến lược

The Privé tăng tốc với sự đồng hành của các đối tác chiến lược

Bất động sản -  3 ngày

The Privé của Đất Xanh bước vào giai đoạn tăng tốc với việc ngân hàng, các đơn vị môi giới bất động sản lớn, uy tín trên toàn quốc trở thành đối tác.

Nghi Sơn Central Park - sức hút mới trên thị trường bất động sản

Nghi Sơn Central Park - sức hút mới trên thị trường bất động sản

Bất động sản -  4 ngày

Tô điểm cho sự phát triển mạnh mẽ của thị xã Nghi Sơn, khu đô thị Nghi Sơn Central Park đang nổi lên như một biểu tượng sống đáng mơ ước.

Không nói suông, VNG cắm rễ AI vào ngành tài chính

Không nói suông, VNG cắm rễ AI vào ngành tài chính

Doanh nghiệp -  23 phút

VNG đang đầu tư toàn diện vào AI, từ việc xây dựng hạ tầng, phát triển nền tảng và ứng dụng thực tế, với sự tham gia của mọi thành viên trong doanh nghiệp.

Ý kiến trái chiều về Trung tâm tài chính quốc tế

Ý kiến trái chiều về Trung tâm tài chính quốc tế

Tiêu điểm -  1 giờ

Phía cơ quan trung ương theo hướng thận trọng, trong khi doanh nghiệp và địa phương muốn cơ chế nới lỏng, ưu đãi.

Sunshine Group tái cấu trúc toàn diện với mũi nhọn bất động sản

Sunshine Group tái cấu trúc toàn diện với mũi nhọn bất động sản

Doanh nghiệp -  1 giờ

Bên cạnh mảng bất động sản truyền thống, Sunshine Group đang từng bước hiện thực hóa tham vọng trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu.

Samsung tổ chức Ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TP. HCM

Samsung tổ chức Ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TP. HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Ngày 12/4, Samsung Việt Nam chính thức tổ chức sự kiện công nghệ SIC Tech Day 2025 lần đầu tiên tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.

Động thái thuế của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá VND/USD?

Động thái thuế của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá VND/USD?

Tài chính -  1 giờ

Thị trường ngoại hối và tỷ giá diễn biến tích cực hơn sau quyết định tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thuế đối ứng Mỹ: Đòn đau hay đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt?

Thuế đối ứng Mỹ: Đòn đau hay đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt?

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Bên cạnh việc mở rộng thị trường và phân tán rủi ro địa chính trị, doanh nghiệp cần “chuyển hóa” toàn bộ cấu trúc tài chính và quản trị tài sản để trở nên linh hoạt và chống chịu tốt hơn trước các biến động khó lường.

Trung ương Đảng thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính, còn 34 tỉnh

Trung ương Đảng thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính, còn 34 tỉnh

Tiêu điểm -  1 giờ

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính còn 34 tỉnh, thành phố trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.