Doanh nghiệp
Mâu thuẫn giữa lãnh đạo và cổ đông thua lỗ vì 'ôm' cổ phiếu Hòa Phát
Mâu thuẫn nảy sinh khi các cổ đông nhỏ lẻ muốn chia cổ tức tiền mặt để "bù lỗ", trong khi Hòa Phát cần giữ vốn phục vụ cho đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tại ĐHCĐ năm nay, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát, ông Trần Đình Long phải đối mặt với sức ép lớn từ các cổ đông, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân. Chỉ trong chưa đầy 1 năm, giá cổ phiếu HPG đã lao dốc không phanh từ mức đỉnh 58.000 đồng/cổ phiếu xuống quanh vùng 34.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm hơn 40%.
Cổ phiếu giảm sâu khiến các nhà đầu tư thua lỗ lớn. Một nhóm nhà đầu tư cá nhân bức xúc đã yêu cầu Ban lãnh đạo Hòa Phát ngừng phát hành cổ tức bằng cổ phiếu. Thay vào đó, công ty cần chia cổ tức bằng tiền mặt như một hình thức bù đắp thiệt hại cho nhà đầu tư thua lỗ. Thậm chí nhiều cổ đông còn đề nghị lấy hết lợi nhuận của công ty để chia cho các cổ đông.
Năm ngoái Hoát Phát lãi sau thuế hơn 34.000 tỷ đồng và hiện là một trong những doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt dồi dào nhất trên thị trường chứng khoán hiện nay, với khoảng 46.000 tỷ đồng.
Tất nhiên, yêu cầu của nhóm các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã không được ĐHCĐ thông qua. Hòa Phát vẫn quyết định chi trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 35% trong đó 30% bằng cổ phiếu và chỉ 5% bằng tiền mặt – mức trả cổ tức thấp hơn mọi năm.
Lý giải điều này, ông Trần Đình Long cho biết, Hòa Phát năm nay không thể chia cổ tức tiền mặt 10% như mọi năm được, bởi công ty phải dồn lực vào phát triển dự án Dung Quất 2. Dự án quy mô 80.000 tỷ đồng sẽ là trọng điểm hoạt động của tập đoàn trong tương lai.
“Bản thân tôi là cổ đông lớn nhất của Hòa Phát, tôi cũng muốn chia nhiều tiền. Tuy nhiên, số tiền mặt 46.000 tỷ Hòa Phát không thể phiêu lưu được, đó là vận mệnh để phát triển Dung Quất 2. Quy mô tập đoàn cũng yêu cầu phải duy trì khoảng 25.000 tỷ đồng để bảo đảm thanh toán”, ôngLong chia sẻ.
Mâu thuẫn giữa nhu cầu chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ cao với nhu cầu giữ lại lợi nhuận của doanh nghiệp để tái đầu tư trở nên gay gắt hơn khi thị trường chứng khoán đi xuống.
Bởi khi thị trường thuận lợi, việc doanh nghiệp chia cổ tức không quan trọng, do nhà đầu tư có thể kiếm lời từ giá cổ phiếu tăng. Nhưng khi thị trường tiêu cực, nhà đầu tư lại mong muốn được chia cổ tức tiền mặt càng nhiều càng tốt để bù đắp cho giá cổ phiếu đi xuống.
Mặc dù vậy, diễn biến trên thị trường chứng khoán đôi khi không đồng pha với sự phát triển của doanh nghiệp. Trong trường hợp của Hòa Phát, giá cổ phiếu của doanh nghiệp đã đi xuống tới 40%, song hoạt động của doanh nghiệp vẫn không ngừng tăng trưởng.
Điều này diễn ra phổ biến ở các công ty tăng trưởng thường không chia hoặc chia rất ít cổ tức bằng tiền mặt, nhằm giữ vốn phục vụ cho đầu tư sản xuất kinh doanh. Ngược lại, các công ty chia cổ tức lớn thường là doanh nghiệp nhỏ, ít có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh; hoặc chia lợi nhuận về trả lại công ty mẹ; hoặc lĩnh vực hoạt động đã bão hòa.
Thống kê những doanh nghiệp chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ cao nhất trong năm 2021, có thể kể tới một số công ty như Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) chia cổ tức tiền mặt 107%; Công ty Vinacafe Biên Hòa (cổ tức 250%) hay Công ty Dịch vụ trực tuyến FPT (cổ tức 200%)…
Hay trường hợp của Vinamilk – doanh nghiệp dẫn đầu ngành sữa nhưng hoạt động kinh doanh có dấu hiệu bão hòa. Gần như toàn bộ lợi nhuận của Vinamilk sẽ được đem ra trả cổ tức khi năm 2022, công ty dự tính trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ là 38,5%. Tổng giá trị cổ tức chi trả bằng tiền dự kiến là 8.046 tỷ đồng, tương đương 83% lợi nhuận sau thuế.
Ở chiều ngược lại, với những doanh nghiệp làm ăn tốt, dư địa phát triển dài hạn vẫn còn rộng mở, hầu hết đều chia cổ tức tiền mặt rất hạn chế dù có lượng tiền mặt dồi dào. Công ty Đầu tư Thế Giới Di Động, một trong những doanh nghiệp đều đặn chia cổ tức hàng năm cho cổ đông, cũng chỉ giới hạn tỉ lệ tiền mặt tối đa 10%, còn lại là chia cổ tức bằng cổ phiếu. Tương tự, Tập đoàn FPT năm 2021 chi trả cổ tức tỉ lệ 30%, song chỉ có 10% tiền mặt và 20% còn lại bằng cổ phiếu.
Quay trở lại ĐHCĐ của Hòa Phát, lập trường của Chủ tịch Tập đoàn rất rõ ràng. “Hòa Phát sẽ không dừng lại. Trong nhiều lần họp HĐQT tôi đã từng phát biểu, nếu dừng lại thì chúng ta sẽ chết, đối thủ cạnh tranh sẽ vượt qua. Ý nghĩa của từ "không dừng lại" còn được hiểu là ngoài những gì chúng ta đã có, chúng ta sẽ vươn tầm khu vực, sẽ làm dự án Dung Quất 2 đạt 14,5 triệu tấn thép. Xa hơn, hiện nay Ban nghiên cứu phát triển tập đoàn đang nghiên cứu các dự án thép nữa, có thể là ở Đak Nong”, ông Long chia sẻ.
Hòa Phát lãi 8.200 tỷ đồng sau 3 tháng đầu năm
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?