Doanh nghiệp
Bamboo Airways có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị Bamboo Airways đã thống nhất bầu ông Phạm Ngọc Vịnh giữ vai trò chủ tịch hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023–2028.
Thông tin này được công bố bốn ngày sau khi hãng hàng không tổ chức thành công phiên họp bất thường nhằm kiện toàn nhân sự cấp cao.
Tại đại hội đồng cổ đông ngày 5/7, công ty đã thông qua việc miễn nhiệm hai thành viên HĐQT và bầu bổ sung ông Phạm Ngọc Vịnh cùng ông Vương Công Đức.
Ngay sau phiên họp đầu tiên, HĐQT đã nhất trí bầu ông Phạm Ngọc Vịnh giữ chức Chủ tịch. Ông Vịnh kế nhiệm ông Phan Đình Tuệ, người đã đảm nhiệm vai trò này trong gần một năm rưỡi và vừa có đơn xin từ nhiệm để tập trung vào các trọng trách khác.

Ông Phạm Ngọc Vịnh sinh năm 1970, có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản. Ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao tại các doanh nghiệp lớn và từng tham gia cố vấn cho HĐQT Bamboo Airways trước đây.
Trong khi đó, ông Vương Công Đức, thành viên mới được bổ sung vào HĐQT cùng ông Vịnh tại Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 5/7 là luật gia với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực luật - tài chính - ngân hàng, hiện cũng là thành viên HĐQT Sacombank.
Sacombank hiện là đối tác tài chính then chốt, đồng hành với quá trình tái cấu trúc của Bamboo Airways.
Với quyết định bổ sung nhân sự lần này, HĐQT Bamboo Airways nhiệm kỳ 2023–2028 hiện gồm 5 thành viên: Chủ tịch Phạm Ngọc Vịnh, Phó chủ tịch thường trực Lê Thái Sâm, hai Phó chủ tịch là ông Nguyễn Ngọc Trọng và ông Vương Công Đức, cùng ông Lê Bá Nguyên, thành viên HĐQT.
Bamboo Airways cho biết việc hoàn thiện bộ máy HĐQT là bước đi quan trọng trong tiến trình củng cố hệ thống quản trị, nhằm tiếp tục hành trình tái cấu trúc toàn diện, tăng cường năng lực điều hành và củng cố nền tảng tài chính để sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới.
Tại phiên họp cuối tuần trước, Tổng giám đốc Lương Hoài Nam cho biết kể từ khi bắt đầu đề án tái cấu trúc vào tháng 11/2023 đến nay, Bamboo Airways đã cơ bản hoàn thành hơn 80% mục tiêu đề ra.
Những kết quả nổi bật bao gồm việc cơ cấu lại đội tàu bay, mạng lưới đường bay, nhân sự và hoạt động phục vụ mặt đất. Trong năm ngoái, hãng đã khai thác an toàn hơn 17.000 chuyến bay, với hệ số sử dụng ghế đạt khoảng 85,5%.
Nhờ các biện pháp tái cấu trúc, số lỗ của hãng đã giảm đáng kể trong năm 2023. Bước sang nửa đầu năm nay, theo ông Nam, hoạt động kinh doanh của Bamboo Airways đã có những chuyển biến tích cực. Hãng đang tiệm cận điểm hòa vốn trong vận hành, kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu này vào năm 2025, tạo nền tảng để có lãi trong thời gian tới.
Cũng theo lãnh đạo Bamboo Airways, thời gian qua, hãng đã tích cực làm việc với nhiều đối tác tài chính và nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế để tìm kiếm thêm nguồn lực phục vụ cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Tuy nhiên, các điều kiện cụ thể giữa các bên hiện vẫn chưa được chốt chính thức.
Cuộc chiến thị phần hàng không nội địa
Vietnam Airlines giảm hơn 7.000 tỷ đồng kế hoạch doanh thu 2019
Thị trường hàng không trong nước cạnh tranh ngày càng khốc liệt, với sự xuất hiện của nhiều tên tuổi mới như Bamboo Airways và các hãng hàng bay đang xin cấp phép như Vietravel Airlines, Vinpearl Air.
Jetstar sẽ chịu cạnh tranh gay gắt trong các năm tới
Các hãng hàng không mới gia nhập thị trường như Bamboo Airways và liên doanh Air Asia - Thiên Minh sẽ khiến hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific gặp nhiều khó khăn hơn.
Bamboo Airways officially licenced to operate
The Prime Minister has formally approved the proposal of the Ministry of Transport on the licensing of air transportation business for Bamboo Airways, a member of the FLC Group.
Bamboo Capital nêu lý do 'trễ hẹn' họp cổ đông thường niên 2025
Bamboo Capital cho biết, chưa tổ chức họp cổ đông thường niên 2025 vì chưa thể công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2024, dự kiến được phát hành vào tháng 9/2025.
Xuất khẩu gặp sóng gió, thị trường nội địa thành bệ phóng
Doanh nghiệp xuất khẩu đang chuyển hướng mạnh mẽ về thị trường nội địa, đưa hàng vào hệ thống siêu thị như một chiến lược dài hạn để xây dựng thương hiệu bền vững.
Lộ diện 'cá mập' đứng sau thương vụ thâu tóm khu du lịch Đại Dương từ Hodeco
Hodeco thoái vốn KDL Đại Dương, chính thức ‘rút chân’ khỏi lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời xoay trục mở rộng sang đầu tư mảng bất động sản khu công nghiệp.
Sức ép tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp
Tỷ giá tăng cao khiến làm suy giảm lợi nhuận của không ít doanh nghiệp có nguyên vật liệu đầu vào phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Lộ diện nhà đầu tư mới tại dự án Cát Bà Amatina
Hà Nội Anpha vừa chi hơn 2.000 tỷ đồng để mua cổ phần của Vinaconex ITC - chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina.
Bamboo Airways có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị Bamboo Airways đã thống nhất bầu ông Phạm Ngọc Vịnh giữ vai trò chủ tịch hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023–2028.
TP.HCM xin cơ chế đặc biệt cho siêu trung tâm dữ liệu AI trị giá 2 tỷ USD
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất đầu tư dự án siêu trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI) trị giá khoảng 2 tỷ USD.
Bỏ hạn mức tín dụng: Tìm điểm cân bằng để tăng trưởng bền vững
Việc chuyển đổi sang cơ chế cấp hạn mức tín dụng linh hoạt hơn, dựa trên nguyên tắc thị trường, được xem là xu hướng tất yếu. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, quá trình điều chỉnh này cần được thực hiện một cách thận trọng, có kiểm soát.
Saint-Gobain: Tăng tốc nhờ bệ phóng phát triển bền vững
Saint-Gobain Việt Nam tăng trưởng gấp 4 lần chỉ trong một thập kỷ nhờ đặt tính bền vững là nền tảng xuyên suốt cho quá trình phát triển.
Tiếp thị trung thực: Lá chắn bảo vệ thương hiệu trong kỷ nguyên số
Khi niềm tin người tiêu dùng trở thành “tài sản sống còn” của thương hiệu, tiếp thị trung thực nổi lên như "lá chắn" giúp doanh nghiệp bảo vệ giá trị và phát triển.
Đặt taxi Xanh SM, rước ô tô điện VinFast VF 3 về nhà
Năm khách hàng may mắn đã được xướng tên trong buổi livestream trao giải lớn nhất từ trước đến nay của chiến dịch "Hào khí Việt Nam - sức xanh lan tỏa" do Xanh SM tổ chức. Mỗi người trong số họ sẽ nhận được một chiếc ô tô điện VinFast VF 3 trị giá 299 triệu đồng.
Bắc Ninh: Từ 'điểm nóng' cảng cạn đến trung tâm hậu cần của miền Bắc
Sở hữu vị trí vàng giữa tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Lạng Sơn, cùng hệ thống hạ tầng vận tải đang được nâng cấp mạnh mẽ, Bắc Ninh đang chuyển mình mạnh mẽ từ một tỉnh công nghiệp truyền thống trở thành một trục hậu cần chiến lược tại miền Bắc và mở ra cơ hội bứt phá cho toàn vùng.