Tài chính
Maybank: Hiệu quả hoạt động Techcombank thuộc nhóm dẫn đầu
Các báo cáo phân tích của UBS, Maybank và JPMorgan nhận định kết quả kinh doanh của ngân hàng Techcombank tiếp tục phát tín hiệu hồi phục khả quan sau 3 quý đầu năm 2023.
Kết thúc quý 3, Techcombank ghi nhận kết quả kinh sát với dự báo khi tổng thu nhập hoạt động (TOI) cải thiện tốt, đạt 10,418 tỷ đồng, đạt ngưỡng cao nhất từ quý 3/2022. Ông Jens Lottner – Tổng Giám đốc Techcombank cho biết - xu hướng này khá đồng nhất với dự báo và phản ánh tình hình sức khỏe tài chính bền vững của ngân hàng.
NIM hồi phục mạnh mẽ
Theo đánh giá của JP Morgan, thu nhập lãi thuần (NII) của Techcombank tăng 16% so với quý trước, đảo ngược chu kỳ giảm của 3 quý gần nhất, nhờ tăng trưởng tài sản và chi phí vốn được cải thiện.
Thu nhập ngoài lãi tăng 4% so với quý trước, nhờ thu nhập từ hoạt động trading (kinh doanh chứng khoán đầu tư và ngoại hối), cùng thu nhập từ hoạt động dịch vụ.
Tương tự, UBS cho rằng lợi nhuận của Techcombank phù hợp với dự báo của tổ chức này, đạt 5.8 nghìn tỷ đồng, nhưng cao hơn mức dự báo trung bình của thị trường khoảng 17%. Theo UBS, NIM hồi phục mạnh mẽ, tăng hơn 40 điểm cơ bản trong quý 3, so với quý trước đó.
Báo cáo của Maybank cũng nhận định, hệ số NIM theo năm của Techcombank, tính trong 9 tháng đầu năm 2023, tăng lên 4,19%, so với 4,08% trong 6 tháng đầu năm, nhờ lãi suất cho vay ổn định ở mức 8,8%, và chi phí vốn giảm xuống mức ~4,96%.
Theo các chuyên gia phân tích tại Maybank, kết quả kinh doanh Techcombank đã cho những dấu hiệu phục hồi khả quan. Chỉ số ROE theo năm ở mức 15,2%, ROA duy trì mức đầu ngành, đạt 2,4%. Cùng với đó, cơ cấu CASA của Techcombank duy trì ở mức tốt 33,6%, nhờ số dư CASA tăng trưởng ổn định, do ngân hàng tích cực đẩy mạnh thu hút khách hàng mới.
Chất lượng tài sản của Techcombank cũng được duy trì ở mức khá, với số dư nợ xấu tuyệt đối tăng 29% theo quý và 113% so với đầu năm lên 6,5 nghìn tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ nợ xấu 1,36%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 93%.
Tỷ lệ CIR được duy trì ở mức 33,2%, dù ngân hàng tiếp tục đầu tư vào tài sản cố định như các tòa nhà văn phòng mới và công nghệ.
“Các chỉ số về chất lượng tài sản của Techcombank có vẻ tốt hơn nhiều so với các ngân hàng khác và những lo ngại trước đây của thị trường” – Maybank nhận định.
Cổ phiếu Techcombank là một lựa chọn hàng đầu
Với kết quả kinh doanh tích cực của Techcombank, báo cáo phân tích của JP Morgan duy trì khuyến nghị giữ tỷ trọng cao (Overweight) với giá mục tiêu 40.000 đồng.
Còn theo Maybank, Techcombank đang giao dịch ở mức P/B 0,85x và đưa ra khuyến nghị mua vào với giá mục tiêu 48.700 đồng. “Ở mức giá này, TCB, cùng với 2 ngân hàng khác, là lựa chọn hàng đầu của chúng tôi trong số các ngân hàng VN” – Maybank cho hay. Báo cáo của Maybank ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2023 của Techcombank sẽ đạt 23 nghìn tỷ đồng.
Ở trong nước, Công ty chứng khoán TPHCM (HSC) cũng ghi nhận nhiều dấu hiệu phục hồi ở Techcombank sau kết quả quý 3, và duy trì khuyến nghị mua với giá mục tiêu 40.000 đồng. Thị giá/Giá trị sổ sách (P/B) của Techcombank hiện chỉ ở mức 0,8x, thấp hơn trung bình cổ phiếu ngân hàng khoảng 19%.
Techcombank ghi nhận kết quả kinh doanh ổn định trong quý 3, theo sát dự báo chúng tôi, trong bối cảnh nền kinh tế đang cho thấy dấu hiệu phục hồi, CEO Techcombank đánh giá.
Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh, thu hút 2,2 triệu khách hàng mới trong 9 tháng đầu năm. Qua đó thu nhập từ dịch vụ ngân hàng đầu tư và dịch vụ bảo hiểm đạt mức tăng trưởng đáng kể trong quý .
Số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng trưởng 2 quý liên tiếp, củng cố đà tăng CASA của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tiền gửi cao hơn mức tăng toàn ngành trong 9 tháng năm 2023. "Với kết quả này, Techcombank sẽ đạt mục tiêu lợi nhuận và chất lượng tài sản đã đề ra cho cả năm”, lãnh đạo ngân hàng cho biết.
Techcombank lãi trước thuế 5.840 tỷ đồng trong quý 3
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.