Mekong Capital đầu tư vào thương hiệu socola Made in Vietnam
Việt Hưng
Thứ tư, 31/03/2021 - 18:39
Được thành lập vào năm 2011 bởi hai chàng trai gốc Pháp sống ở Việt Nam, Marou là minh chứng cho hương vị tinh tế mà hạt cacao Việt Nam mang đến cho thế giới.
Quỹ Mekong Enterprise Fund IV quy mô 246 triệu USD thuộc Mekong Capital vừa hoàn tất khoản đầu tư vào Công ty TNHH Sô-cô-la Marou. Marou là công ty đầu tiên thuộc danh mục đầu tư của Mekong Enterprise Fund IV được công bố.
Là một trong những nhà sản xuất sô-cô-la "bean-to-bar" đầu tiên ở châu Á và là một trong số ít trên thế giới sản xuất sô-cô-la nguyên chất tại địa phương trồng cacao, Marou từ lâu đã làm nức lòng người tiêu dùng Việt Nam với những thanh sô-cô-la đen đặc trưng.
Sô-cô-la của Marou được làm từ hạt cacao trồng tại sáu tỉnh thành ở khu vực phía Nam Việt Nam. Hương vị độc đáo và bao bì đẹp mắt của những thanh sô-cô-la Marou đã thu hút sự chú ý của cộng đồng báo chí quốc tế và người hâm mộ ẩm thực, minh chứng qua nhiều giải thưởng danh giá.
Mekong Capital đầu tư vào thương hiệu socola Made in Vietnam
Bên cạnh sản xuất và phân phối sô-cô-la, Marou còn điều hành chuỗi cà phê - tiệm bánh, cũng như nhà máy sô-cô-la với tên gọi Maison Marou tại TP. HCM và Hà Nội.
Vào năm 2020, công ty phát triển một mô hình mới với tên Trạm Marou (Marou Station), mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm nhanh và thuận tiện khi thưởng thức những sản phẩm sô-cô-la và các loại bánh cookie.
Khoản đầu tư từ MEF IV sẽ tạo điều kiện cho Marou mở rộng quy mô của hai chuỗi Maison Marou và Trạm Marou, phát triển các sản phẩm mới, cũng như xây dựng đội ngũ lãnh đạo. Marou đặt mục tiêu mang sô-cô-la đến với mọi người tiêu dùng Việt và duy trì ngành trồng cacao bền vững cho nông dân.
Marou sản xuất sô-cô-la nguyên chất ngay tại Việt Nam
Ông Chad Ovel, Đồng Tổng Giám Đốc của Mekong Capital, cho biết: "Kể từ lần đầu tiên nếm thử sô-cô-la Marou cách đây gần mười năm, tôi đã trở thành một người hâm mộ trung thành. Vì vậy, tôi thực sự vui mừng khi hai nhà đồng sáng lập của Marou mời Mekong Capital cùng tham gia chặng đường kế tiếp trong cuộc phiêu lưu của họ: mang sản phẩm sô-cô-la nguyên chất của Marou đến với nhiều đối tượng hơn, cả ở Việt Nam và nước ngoài. Chúng tôi cam kết cùng nhau đạt được tầm nhìn táo bạo đó".
Được thành lập vào năm 2011 bởi hai chàng trai gốc Pháp sống ở Việt Nam, Marou là minh chứng cho hương vị tinh tế mà hạt cacao Việt Nam mang đến cho thế giới. Hai nhà sáng lập Samuel Maruta và Vincent Mourou gặp nhau lần đầu tiên trong một chuyến đi cắm trại trong rừng ở Việt Nam.
Bị hấp dẫn bởi những gì họ được nghe về hạt cacao ở Việt Nam, hai chàng trai đã thẳng tiến đến một trang trại cacao ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, và trên chuyến phà trở về Thành phố Hồ Chí Minh, họ quyết định thử làm sô-cô-la. Kể từ đó, Marou luôn vận hành với tinh thần làm ra sô-cô-la đen nguyên chất từ những nguyên liệu tốt nhất của Việt Nam.
Cả 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu là: Grab, Be hay Gojek đều tỏ rõ tham vọng khai phá các mảng thị trường mới, thông qua các chiến lược đã được công bố, hoặc những thông tin gọi vốn, mua bán sáp nhập gần đây.
Các startup giai đoạn đầu tham gia chương trình Tăng tốc khởi nghiệp (VSV Capital Accelerator) năm 2021 có thể nhận mức đầu tư trực tiếp lên tới 50.000 USD.
Y Combinator đã lần đầu tiên rót vốn cho một công ty khởi nghiệp đến từ Việt Nam là Homebase - hoạt động trong lĩnh vực công nghệ bất động sản (proptech).
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.