Khởi nghiệp

Miếng ghép còn thiếu của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

Việt Hưng Thứ tư, 28/10/2020 - 10:13

Một thực trạng với phần đông startup Việt Nam đó là chưa quan tâm nhiều đến vấn đề pháp lý, đôi khi dẫn đến quá trình nhận vốn đầu tư tốn nhiều thời gian và tình trạng hậu đầu tư gặp nhiều rắc rối.

Việt Nam với GDP bình quân 5 năm gần nhất, từ 2015-2019, đạt 6,76% và trở thành một trong những quốc gia kiểm soát dịch bệnh tốt nhất thế giới - đang trở thành lựa chọn của nhiều nhà đầu tư quốc tế.

Thực tế, các tập đoàn lớn, quỹ mạo hiểm đang có sự tin tưởng vào tiềm năng của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam. Báo cáo của Do Ventures năm 2020 cũng chỉ ra khởi nghiệp Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore và Indonesia.

Bà Hoàng Thị Kim Dung, Trưởng đại diện quỹ đầu tư Nhật Bản Genesia Ventures tại Việt Nam nhận định: "Các nhà đầu tư đang kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành thị trường đầu tư lớn trong khu vực và thế giới".

Mặc dù các startup Việt Nam đang đứng trước cơ hội rộng mở, nhưng theo ông Nguyễn Xuân Đông, đồng sáng lập Ecomobi, startup không nên gọi vốn bằng mọi giá, xác định rõ mục tiêu gọi vốn, thay vì gọi vốn theo phong trào.

Một thực trạng với phần đông startup Việt Nam đó là chưa quan tâm nhiều đến vấn đề pháp lý, đôi khi dẫn đến quá trình nhận vốn đầu tư tốn nhiều thời gian và tình trạng hậu đầu tư gặp nhiều rắc rối.

Các điều khoản trong hợp đồng được ông Bùi Thành Đô, Giám đốc và đồng sáng lập Thinkzone Ventures chỉ ra - là điều startup chưa thực sự coi trọng, dẫn đến các thương vụ đầu tư thường có lợi cho nhà đầu tư một cách không công bằng.

Miếng ghép còn thiếu của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
Miếng ghép còn thiếu của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

Ông Hoàng Minh Đức, luật sư cấp cao tại Duane Morris cho rằng, đó là do văn hóa người Á Đông trường tránh né va chạm, đặc biệt trong quá trình nhạy cảm như hoàn thiện hợp đồng gọi vốn. Startup cần hiểu nội hàm, bản chất của các điều khoản trong hợp đồng, từ đó có định hướng nhất định để xử lý nếu có vấn đề phát sinh.

Tuy nhiên, với các startup mới hoạt động chưa có doanh thu nên chưa có khả năng chi trả chi phí thuê luật sự đồng hành trong các thương vụ quan trọng thì ông Đức cho rằng, startup có thể giải quyết bằng cách tìm hiểu thông tin trên mạng, đồng thời tranh thủ đến các hội thảo chuyên môn để trao đổi thông tin và nhận được tư vấn từ các luật sư.

Theo thống kê của Văn phòng Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844), hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam hiện nay có khoảng gần 100 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động, trong đó có khoảng 20 quỹ nội.

Mỗi quỹ đầu tư lại có khẩu vị, mạng lưới, thế mạnh khác nhau, do đó startup cần tìm hiểu thật kỹ và phân nhóm nhà đầu tư theo định hướng và mục tiêu phát triển của mình.

Ông Nguyễn Hoàng Việt, Giám đốc đầu tư VIGroup chỉ ra những sự khác biệt cơ bản giữa quỹ nội và quỹ ngoại. Theo đó, quỹ ngoại thường có mạng lưới đối tác ở rất nhiều quốc gia khác nhau, do đó có thể hỗ trợ startup nhiều trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh ra các thị trường khác.

Trong khi đó, quỹ nội thường có sự am hiểu sâu rộng về hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, có đội ngũ nhân lực hỗ trợ startup về các vấn đề pháp lý, kế toán, tài chính.

"Sự hỗ trợ của các quỹ đầu tư mạo hiểm phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực của quỹ hiện diện tại thị trường Việt Nam", ông Việt kết luận.

Theo các chuyên gia, startup cần có sự tìm hiểu kỹ càng về các nhà đầu tư sẽ tham gia vào vòng gọi vốn tiếp theo của mình.

Ngoài ra, do mỗi nhà đầu tư đều có một vài startup trong danh mục đầu tư, nên startup cùng được đầu tư bởi một quỹ cần có sự kết nối chặt chẽ với nhau, hướng tới hình thành các cộng đồng nhỏ để có thể thường xuyên trao đổi thông tin.

Hai startup Việt lọt vào mắt xanh của quỹ VIISA

Hai startup Việt lọt vào mắt xanh của quỹ VIISA

Khởi nghiệp -  4 năm
Hai startup có cơ hội nhận được 200.000 USD từ VIISA Investment Track khi gọi được một vòng tài trợ mới từ các nhà đầu tư bên ngoài.
Hai startup Việt lọt vào mắt xanh của quỹ VIISA

Hai startup Việt lọt vào mắt xanh của quỹ VIISA

Khởi nghiệp -  4 năm
Hai startup có cơ hội nhận được 200.000 USD từ VIISA Investment Track khi gọi được một vòng tài trợ mới từ các nhà đầu tư bên ngoài.
Hai startup Việt lọt vào mắt xanh của quỹ VIISA

Hai startup Việt lọt vào mắt xanh của quỹ VIISA

Khởi nghiệp -  4 năm

Hai startup có cơ hội nhận được 200.000 USD từ VIISA Investment Track khi gọi được một vòng tài trợ mới từ các nhà đầu tư bên ngoài.

Nhà đầu tư bí ẩn rót 7 triệu USD vào Vntrip

Nhà đầu tư bí ẩn rót 7 triệu USD vào Vntrip

Khởi nghiệp -  4 năm

CEO Lê Đắc Lâm từng từ chối một số lời đề nghị mua lại Vntrip và cho biết sẽ kiên trì theo đuổi mục tiêu có lợi nhuận vào năm 2021.

Grab muốn đẩy mạnh mô hình bếp trên mây tại Việt Nam

Grab muốn đẩy mạnh mô hình bếp trên mây tại Việt Nam

Khởi nghiệp -  4 năm

Tính đến giữa tháng 10/2020, Grab đang có mạng lưới cloud kitchen rộng lớn nhất khu vực Đông Nam Á với 57 GrabKitchen tại 5 quốc gia gồm Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Singapore và Philippines.

Khi các nữ doanh nhân trẻ khởi nghiệp

Khi các nữ doanh nhân trẻ khởi nghiệp

Khởi nghiệp -  4 năm

Trong khi nhiều người nghĩ khó khăn lớn nhất với startup là vốn thì có nữ CEO cho rằng chính vì bản thân mình là phụ nữ nên mới khó chạm đến thành công.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  9 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  9 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  10 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  19 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.