Khởi nghiệp
Khi các nữ doanh nhân trẻ khởi nghiệp
Trong khi nhiều người nghĩ khó khăn lớn nhất với startup là vốn thì có nữ CEO cho rằng chính vì bản thân mình là phụ nữ nên mới khó chạm đến thành công.
Metub Việt Nam được biết đến là công ty giải trí số và mạng lưới đa kênh YouTube hàng đầu tại Việt Nam, hỗ trợ quảng bá, phát hành, kinh doanh và sản xuất video cho các đơn vị và cá nhân sản xuất nội dung trực tuyến và kinh doanh trong nhiều lĩnh vực.
Với sự bùng nổ của các Influencer trong năm 2019, mạng lưới Metub có hơn 1700+ đối tác với nội dung phong phú phủ sóng và đáp ứng tất cả các nhu cầu mới về xu hướng giới trẻ từ âm nhạc, webdrama, vlog, gaming…
Một số đối tác nổi bật của Metub bao gồm Sơn Tùng M-TP, Chi Pu, Lý Hải, Bích Phương, Noo Phước Thịnh, Phương Ly, Viruss, Huỳnh Lập, Trắng TV… Hiện Metub Việt Nam đã giúp mang đến hơn 4 tỷ lượt xem hàng tháng cho khán giả.
Đằng sau những thành công của Metub là nữ CEO sinh năm 1992 - Hà Thị Tú Phượng. Phượng khởi nghiệp với mô hình MCN Youtube (mạng đa kênh) này ngay từ khi chưa tốt nghiệp đại học và cũng là một trong những CEO trẻ tuổi nhất lọt vào danh sách 30 Under 30 của Forbes Việt Nam 2018.
Nhớ về những ngày đầu khởi nghiệp, Phượng từng chia sẻ: "Khi hợp tác với anh chị Lý Hải - Minh Hà, mình vẫn còn là sinh viên. Tức là mình vẫn ăn mặc như sinh viên, đeo balo gặp khách hàng. Tuy vậy, nhờ hiểu biết về Youtube, cùng nền tảng từng là đại sứ sinh viên Google mình đã hướng dẫn, thuyết phục thành công khách hàng".
Sau những khó khăn, trở ngại đã vượt qua, Phượng rút ra bài học cho chính bản thân mình rằng hãy giữ cái đầu lạnh để sáng suốt phân tích và tư duy chiến lược. Cùng với đó là suy nghĩ tích cực, quyết tâm trước những khó khăn. CEO Metub nói thêm: "Mình không cổ suý cho việc khởi nghiệp vô tội vạ, chỉ nên startup khi có đủ ba yếu tố: tiềm lực tài chính đủ mạnh, sản phẩm có thị trường phát triển và có người đồng hành đi cùng mình".
Thành công đến với Nguyễn Thị Thu Hà, hay còn được gọi là Hà San - CEO MindX - một startup giáo dục các kĩ năng về công nghệ như: lập trình, robotics, thiết kế, vẽ 3D... cũng từ rất sớm, khi trở thành một trong 3 đại sứ sinh viên Google tại Việt Nam năm 2015.
"Năm 18 tuổi, tôi xem video nhà sáng lập Google Larry Page chia sẻ câu chuyện giản dị về một anh nông dân ở Kenya trồng khoai tây nhưng cây bị ngả màu và chết mòn. Đọc một vài cuốn sách không tìm ra nguyên nhân, anh đã đạp xe tới một trung tâm ở khá xa làng để sử dụng Internet nhằm tìm kiếm cách khắc phục mùa màng. Cuối cùng anh tìm ra nguyên nhân do một loại kiến và giải pháp là rải loại tro gỗ, kiến sẽ bị tiêu diệt. Khi xem hết video này, trái tim tôi đập mạnh và tâm trí tôi bỗng sáng lên. Tôi nhận ra công nghệ có thể đem lại thay đổi lớn lao cho các vùng quê xa xôi hẻo lánh như nơi tôi đã sinh ra", Nguyễn Thị Thu Hà chia sẻ.
Năm 2016, Hà cùng hai người cùng thành lập Techkids (sau đổi tên thành MindX) cung cấp các lớp dạy lập trình cho sinh viên đại học nhằm bổ sung kỹ năng thực tế còn thiếu khi đi làm. Hiện sau 4 năm ra đời, MindX đã có 5 cở sở ở Hà Nội và TP. HCM, đào tạo được hơn 8.500 học viên.
Điều khiến Hà tự hào nhất chính là đã từng bước thực hiện được ước mơ khi còn học trung học. MindX không chỉ cung cấp các lớp học công nghệ dành cho sinh viên và người đi làm mà mở rộng ra cho các em học sinh từ tiểu học tới trung học.
Nữ CEO trẻ cho rằng, giáo dục hiện đại không chỉ có dạy và học, mà đó còn là không gian gợi mở, sáng tạo, kết nối cộng đồng, cũng như làm việc chung giữa các học viên.
Đó cũng là lý do MindX theo đuổi mục tiêu: trường học công nghệ và không gian khởi nghiệp, hướng tới xây dựng một hệ sinh thái giáo dục và công nghệ. Hà gọi đây là "không gian Silicon Valley thu nhỏ" - nơi đào tạo nên những nhà sáng chế, những nhân tố thay đổi xã hội, hay những doanh nhân tài năng.
Năm 2019, Phạm Khánh Linh - Nhà sáng lập Logivan, 27 tuổi đã được Forbes Việt Nam vinh danh trong danh sách 30 Under 30. Trước đó 2 năm, Linh lập ra startup có tên Logivan với sứ mệnh là số hóa ngành công nghiệp vận tải đường bộ, giúp tiết kiệm chi phí Logistics cho mọi doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ logistics thông qua công nghệ.
Tính đến tháng 10 năm 2019, GMV của Logivan đã tăng gấp đôi. Con số này đạt được chỉ sau 5 tháng. Với tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa tổng thể đạt 30% mỗi tháng, Logivan được dự đoán sẽ tiếp tục giữ vững vị thế doanh nghiệp công nghệ vận tải dẫn đầu Việt Nam trong thời gian tới.
Chỉ trong vòng 2 năm, Logivan đã có những bước nhảy ấn tượng trong ngành vận tải Việt Nam. Theo một công bố mới nhất của Tech In Asia - tạp chí công nghệ hàng đầu Châu Á, Logivan cùng những tên tuổi như Sendo.vn, Yeah1, Momo, TOPICA… nằm trong top 15 startup có tầm ảnh hướng lớn trong nền kinh tế Việt Nam.
Trong khi nhiều người nghĩ khó khăn lớn nhất với startup là vốn thì Khánh Linh lại cho rằng chính vì bản thân mình là phụ nữ nên mới khó chạm đến thành công. Cô cho biết, từ ngày thành lập Logivan đã phải rất vất vả để biến mình thành người không còn dễ mến. Bởi việc "dễ mến" theo Khánh Linh là không đủ sức tạo dựng niềm tin để thuyết phục người khác cống hiến cho mình.
Rào cản là phụ nữ khiến Khánh Linh phải vất vả đi thuyết phục từng người rằng "Tôi có thể làm được", rằng "Uber xe tải" có thể phát triển ở Việt Nam, bởi nó đã được nhân rộng ở Trung Quốc, Mỹ…Tuy nhiên, rất khó vì người ta nhìn vào cô là phụ nữ, mà lại là phụ nữ dễ mến thì thường bị hoài nghi về khả năng lãnh đạo và dẫn dắt…
"Mình không thể nào là CEO trẻ, nữ mà lại nhẹ nhàng và dễ mến được. Tôi chọn sự thành công của Logivan là quan trọng nhất. CEO phải có sự chuyên nghiệp, mạnh mẽ chứ không thể dễ mến mãi được nữa. Nói như thế để mọi người thấy rằng làm startup ngoài những khó khăn chung thì với những cô gái lại càng phải hy sinh và đánh đổi nhiều hơn. Tuy nhiên, tôi mong rằng trong tương lai 10 - 20 năm nữa thì những định kiến về phụ nữ lãnh đạo sẽ không còn", Phạm Khánh Linh chia sẻ.
Năm 2002, Văn Đinh Hồng Vũ lúc ấy mới ngoài 20 và là cô nữ sinh của trường Đại học Ngoại thương, đang đại diện cho sinh viên Việt Nam tham dự Diễn đàn sinh viên kinh tế thế giới (Đức). Được biết đến là một sinh viên đa tài với khả năng thông thạo ba ngoại ngữ, kỳ lạ là không ai đến từ Ấn Độ hiểu cô nói gì.
Xấu hổ, cô thông báo với người bạn Mỹ rằng mình sẽ rút khỏi buổi thuyết trình sáng hôm sau. Nhưng người bạn không cho phép Vũ bỏ cuộc. Anh ngồi cùng cô suốt cả đêm chỉ để đọc đi đọc lại từng câu trên bài thuyết trình, giúp cô bắt chước cách nhấn nhá và phát âm từng chữ. Vũ có lại sự tự tin, nhưng cô vẫn không ngừng nghĩ về lỗ hổng trong việc học tiếng Anh của mình kể từ đấy.
Ra trường, Vũ có cơ hội đạt làm trợ lý tổng giám đốc của Maersk - tập đoàn vận tải và năng lượng có chi nhánh trải khắp 136 quốc gia với 89.000 nhân viên, sau đó là trưởng dự án cấp cao cho Booz & Company (một trong 4 tập đoàn tư vấn đứng đầu nước Mỹ).
Cũng trong thời gian này, cô chứng kiến rất nhiều du học sinh giỏi không thể leo lên vị trí lãnh đạo trong các tập đoàn, chỉ vì cách phát âm và nói chuyện không giống người bản xứ. Rắc rối tưởng như rất nhỏ đó lại là cản trở lớn trong ngoại giao và thăng tiến, đặc biệt trong những nghề đòi hỏi kỹ năng giao tiếp cao như tư vấn hay luật sư.
Ý tưởng về một ứng dụng học nói tiếng Anh xuất phát từ chính khó khăn mà Văn Vũ trải qua. Dù đọc và viết khá tốt, phát âm tiếng Anh lại là điều khiến cô gái sinh năm 1983 này mất tự tin. ELSA Speak là ứng dụng học nói tiếng Anh ra đời năm 2015, do Văn Đinh Hồng Vũ và Tiến sĩ người Bồ Đào Nha Xavier Anguera, chuyên gia trí tuệ nhân tạo và nhận diện giọng nói đồng sáng lập.
Đến nay, ELSA Speak là ứng dụng học nói và giao tiếp tiếng Anh duy nhất hiện nay có thể sửa lỗi phát âm chính xác từng âm tiết, đồng thời đưa ra nhận xét tức thì và hướng dẫn sửa lại chuẩn xác. Ứng dụng sở hữu công nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) được đánh giá Top 5 thế giới với khả năng học sâu (deep learning) và nhận diện giọng nói (speech recognition) độc quyền.
Hiện ứng dụng này đã phát triển trên 101 quốc gia với hơn 7 triệu học viên khắp thế giới và có văn phòng đại diện tại Bồ Đào Nha, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản. Trong đó, Việt Nam vẫn là thị trường phát triển nhanh nhất của Elsa, với tốc độ tăng trưởng 400% trong năm 2018.
Startup làm đẹp Indonesia gia nhập thị trường Việt Nam
Grab và Gojek được thúc ép để sáp nhập
Các nguồn tin đều chỉ ra, SoftBank - cổ đông lớn của cả 2 hãng gọi xe chính là nguyên nhân khiến thương vụ này ngày một trở thành hiện thực.
Startup làm đẹp Indonesia gia nhập thị trường Việt Nam
Startup TMĐT trong lĩnh vực làm đẹp là Social Bella đã hoàn tất vòng gọi vốn Series E lên tới 50 triệu USD. Điểm đến đầu tiên được Social Bella lựa chọn chính là Việt Nam.
Hai yếu tố cản trở hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
Bà Nguyễn Quỳnh Trâm, Giám đốc Quốc gia (Việt Nam, Lào và Campuchia) của Google nhận định Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng nhưng có nhiều thách thức đang làm chậm quá trình phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Quỹ ngoại iSeed quan tâm tới hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
Giới hạn đầu tư của iSeed SEA vào khoảng 10 đến 15 công ty khởi nghiệp trong năm tới, với quy mô trung bình từ 100.000 đến 250.000 USD.
Thanh toán số giúp ngành du lịch thoát lối mòn
Thanh toán số được giới chuyên gia kì vọng sẽ trở thành chìa khóa giúp thúc đẩy du lịch, trong bối cảnh toàn ngành đang trên đà hồi phục.
Sửa Luật Điện lực: Cập nhật đầy đủ vướng mắc hiện nay
Chính phủ yêu cầu, việc sửa Luật Điện lực cần cập nhật đầy đủ các nội dung vướng mắc hiện nay, với tinh thần mở ra không gian để phát triển nhưng phải quản lý được.
Sân bay Long Thành: Chậm ngày nào, ảnh hưởng ngày đó
Đây là kết luận của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Minh Sơn tại buổi làm việc với chủ đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành hôm 2/11.
Để công nghệ tiếp thị không trở thành 'con dao hai lưỡi'
Công nghệ tiếp thị đang tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào nguy hiểm nếu chú tâm vào tốc độ thay vì tính chính xác.
Quảng Ninh quyết hoàn thành dự án nhà ở xã hội trước Tết
Dự án nhà ở xã hội khu dân cư Đồi ngân hàng tại Quảng Ninh, với 80% khối lượng đã hoàn thành, đang trong giai đoạn nước rút.
Doanh nghiệp thủy sản... 'tươi ngon' hơn
Sau nửa đầu năm khó khăn, quý III/2024 chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của các "ông lớn" ngành thủy sản với doanh thu và lợi nhuận vượt trội.
Giá chung cư Hà Nội liệu có giảm?
Nhiều ý kiến cho rằng, để giá chung cư Hà Nội giảm trong ngắn hạn là gần như không thể.