Tài chính
Miệt mài bán ròng, bao giờ khối ngoại quay lại chứng khoán Việt?
Việc bán ròng không đến từ nội tại hay tiềm năng kinh tế Việt Nam suy yếu, do đó, các chuyên gia đều cho rằng dòng tiền ngoại sẽ sớm quay trở lại mua ròng.
Thời gian qua, nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với đỉnh điểm là phiên giao dịch ngày 8/7 khi họ bán ròng gần 2.500 tỷ đồng, mức cao nhất trong hơn 1,5 năm qua.
Trên sàn HoSE, hoạt động bán ròng của các nhà đầu tư ngoại diễn ra liên tục suốt một năm qua, chỉ trừ tháng 1. Tổng giá trị bán ròng của khối ngoại trên HoSE gần 65.000 tỷ đồng, trong đó từ đầu năm đến nay là 46.000 tỷ đồng.
Theo bộ phận phân tích của công ty chứng khoán SSI, xu hướng bán ròng này phần lớn đến từ các quỹ ETF, đặc biệt là việc giải thể quỹ iShares Frontier. Các quỹ ETF khác cũng rút vốn mạnh trong tháng 6, bao gồm DCVFM VNDiamond, Fubon và iShares Frontier.
Maybank Investment Bank cho rằng nhà đầu tư ngoại bán ròng trong bối cảnh dòng tiền toàn cầu rút khỏi các thị trường mới nổi do tăng trưởng vượt trội của kinh tế Mỹ, làn sóng đầu tư vào cổ phiếu công nghệ theo sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, các rủi ro địa chính trị toàn cầu và việc các quỹ ETF tập trung vào Việt Nam bị rút ròng mạnh.
Tuy nhiên, việc bán ròng không phải do kinh tế Việt Nam suy yếu nên hầu hết các chuyên gia dự đoán dòng tiền ngoại sẽ sớm quay trở lại mua ròng.
Theo Maybank Investment Bank, dòng tiền rút ròng mạnh ở các quỹ ETF sẽ giảm bớt trong thời gian tới, đồng thời kỳ vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có khả năng cắt giảm lãi suất đầu tiên vào giữa nửa cuối năm 2024, sẽ giúp thu hút dòng tiền trở lại các thị trường mới nổi và cận biên như Việt Nam.
Công ty này duy trì dự báo rằng FTSE sẽ nâng hạng Việt Nam lên thị trường mới nổi vào tháng 3/2025 hoặc tháng 9/2025 nhờ những tiến triển trong việc loại bỏ yêu cầu ký quỹ trước giao dịch, giúp dòng tiền của khối ngoại trở lại mua ròng ở Việt Nam.
Ông Đinh Đức Minh, Giám đốc đầu tư VinaCapital đánh giá việc khối ngoại liên tục bán ròng trong khoảng hơn một năm vừa qua có nguyên nhân chủ yếu là do Fed đã duy trì mức lãi suất cao trong một thời gian dài, do đó dòng tiền có xu hướng chuyển về Mỹ để hưởng mức lãi suất cao hơn và ít rủi ro hơn.
Ngoài ra, xu hướng đầu tư vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và bán dẫn cũng thu hút những dòng tiền về những thị trường chứng khoán như Mỹ, Đài Loan hay Hàn Quốc, những thị trường có nhiều cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực này.
Ông Minh nhận thấy một số yếu tố có thể thu hút nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới, bao gồm sự phục hồi nhanh hơn kỳ vọng của kinh tế Việt Nam, dự báo Fed sẽ giảm lãi suất và khả năng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
"Từ những yếu tố đó, VinaCapital kỳ vọng những áp lực bán ròng của khối ngoại sẽ giảm đáng kể trong thời gian tới", ông Minh chia sẻ.
Chuyên gia của VinaCapital nhận thấy hai yếu tố nền tảng cho tăng trưởng thị trường chứng khoán là tăng trưởng kinh tế và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết.
Năm 2023, GDP của Việt Nam chỉ tăng 5% và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết giảm 5%. Tuy nhiên, nửa đầu năm 2024, GDP đã tăng 6,4% và VinaCapital dự báo lợi nhuận các doanh nghiệp năm nay sẽ tăng khoảng 21%.
Hai yếu tố chính hỗ trợ cho thị trường chứng khoán năm ngoái là định giá cổ phiếu và lãi suất hiện được đánh giá ở mức trung lập. Định giá cổ phiếu năm 2023 rẻ, hiện tại đã tăng nhưng vẫn chưa đắt và ở mức hợp lý cho đầu tư dài hạn.
Lãi suất năm ngoái thấp và là động lực chính cho thị trường đi lên, hiện đã tăng và có thể tăng cao hơn trong tương lai.
"Với mức lãi suất hiện tại, kênh chứng khoán vẫn còn tương đối hấp dẫn so với kênh tiền gửi ngân hàng, do đó VinaCapital đánh giá mức lãi suất hiện tại vẫn đang hỗ trợ cho tăng trưởng thị trường chứng khoán", chuyên gia VinaCapital nhận định.
Về tỷ giá USD/VND, đây là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường trong hơn một năm qua. Tuy nhiên, VinaCapital kỳ vọng áp lực tỷ giá sẽ giảm vào cuối năm 2024 khi Fed có thể cắt giảm lãi suất.
Chính sách của Nhà nước vẫn hỗ trợ cho nền kinh tế và các doanh nghiệp, như việc giảm lãi suất và tháo gỡ thủ tục cho thị trường bất động sản và chứng khoán nên VinaCapital kỳ vọng áp lực bán ròng của khối ngoại sẽ giảm đáng kể trong thời gian tới.
Áp lực bán ròng của khối ngoại đè nặng chứng khoán Việt
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.