Doanh nghiệp
Mô hình bán lẻ ưu việt của Aeon Việt Nam
Đầu tư hàng ngàn tỷ đồng mỗi trung tâm thương mại, song mô hình kinh doanh của hãng bán lẻ Nhật Bản vẫn cho thấy tính hiệu quả cao khi có lời chỉ sau vài năm góp mặt
Cuối tháng 12 tới đây, Aeon Mall Hải Phòng dự kiến đi vào hoạt động. Ban đầu, trung tâm thương mại ở Hải Phòng dự kiến khai trương vào tháng 9, song bị hoãn lại do tác động của dịch Covid-19.
Đại dịch tác động sâu rộng đến nền kinh tế, song chỉ làm chậm lại một chút bước chân của Aeon tại Việt Nam. Từ khi ra mắt thị trường với Aeon Tân Phú vào năm 2014, Aeon đã liên tục mở rộng hệ thống tại Việt Nam.
Tính đến nay, tập đoàn bán lẻ Nhật Bản thông qua công ty con là Aeon Việt Nam đã phát triển 5 trung tâm thương mại lớn tại Hà Nội, TP.HCM và Bình Dương, và Aeon Mall Hải Phòng sẽ là điểm thứ 6. Bên cạnh các trung tâm đang hoạt động và chuẩn bị khánh thành, Aeon còn nhiều có kế hoạch phát triển nhiều trung tâm khác tại Hà Nội và TP.HCM. Aeon Mall Tân Phú, điểm bán đầu tiên của Aeon tại Việt Nam cũng vừa được mở rộng quy mô vào cuối năm 2019.
Theo đuổi mô hình "một điểm đến" cho người tiêu dùng, Aeon Mall tạo ra trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng khi mua sắm, đồng thời tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp nhỏ tham gia vào hệ sinh thái của tập đoàn.
Bản thân Aeon cũng đưa nhiều thương hiệu con của mình vào trong chuỗi bán lẻ. Năm 2017, Aeon Việt Nam cho ra mắt nền tảng Aeoneshop.com, bán các sản phẩm tiêu dùng nhanh của Nhật Bản thương hiệu Topvalu. Bên cạnh đó, Aeon Việt Nam còn nắm giữ 35% cổ phần công ty Aeon Fantasy Việt Nam, đơn vị quản lý các khu vui chơi cho trẻ em trong các trung tâm thương mại.
Chiến lược thúc đẩy các nhãn hiệu riêng của Aeon bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu mua sắm giá rẻ của người Việt Nam và mở nhiều cửa hàng có khả năng cung cấp các sản phẩm này.
Hiện Aeon đã đưa nhiều nhãn hàng riêng sang Aeon Việt Nam như Aeon Bicycle shop (xe đạp), Daisho (cửa hàng đồng giá), Giam Beautique (mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe), Aeon Fantasy (khu vui chơi trong nhà), Petemo (thú cưng).
Năm ngoái Công ty dịch vụ tài chính Aeon (AFS), thuộc tập đoàn Aeon Nhật Bản còn muốn mua một công ty tài chính nhằm mở rộng đầu tư và tăng cường sức mạnh tổng hợp các hoạt động tại Việt Nam
Một nguồn tin cho biết, công ty tài chính mà AFS đang tiếp cận là HAFIC – Công ty tài chính Handico. Do hoạt động kém hiệu quả HAFIC đã thua lỗ hàng trăm tỷ đồng và bị NHNN áp đặt kiểm soát đặc biệt từ năm 2015.
Trước khi tìm mua một công ty tài chính, tập đoàn Aeon đã thành lập tại Việt Nam một công ty mua, bán hàng trả chậm với thương hiệu ACS Việt Nam. Hoạt động từ năm 2008, ACS Việt Nam đã hợp tác với Aeon Mall và một loạt siêu thị điện máy để cung cấp dịch vụ thanh toán trả góp cho các khách hàng.
Song song với hoạt động mở rộng hệ thống, doanh thu của Aeon tại Việt Nam tăng đều qua các năm. Nếu năm 2017, công ty báo cáo doanh thu 5.135 tỷ đồng thì đến cuối năm 2019, quy mô doanh thu đạt 6.553 tỷ đồng, tăng 30%. Lợi nhuận cũng tăng từ mức 234 tỷ đồng năm 2017 lên 321 tỷ đồng vào năm 2019.
Đầu tư hàng ngàn tỷ đồng mỗi trung tâm thương mại, song mô hình kinh doanh của hãng bán lẻ Nhật Bản vẫn cho thấy tính hiệu quả cao khi có lời chỉ sau vài năm góp mặt
Thời điểm năm 2017, Aeon Việt Nam vẫn đang lỗ lũy kế 324 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí đầu tư xây dựng ban đầu cao. Tuy nhiên, khoản lỗ này giảm nhanh chóng và đến cuối năm 2019 công ty đã chuyển sang lãi lũy kế 153,4 tỷ đồng, dù vẫn tiếp tục xây dựng các trung tâm mới.
Đại diện Aeon từng chia sẻ Việt Nam là địa bàn đầu tư trọng điểm của tập đoàn này tại Đông Nam Á với kế hoạch mở rộng lên 30 trung tâm thương mại quy mô lớn với tổng mức đầu tư khoảng 5 tỷ USD, dự kiến tạo ra 50.000 việc làm cho lao động Việt Nam.
Cam kết này được thể hiện qua nguồn vốn lớn được tập đoàn Aeon mẹ rót vào Aeon Việt Nam. Nguồn vốn, vay và nợ của công ty tính tới cuối năm 2019 đạt trên 10 nghìn tỷ đồng, trong đó hơn 5.000 tỷ đồng là vốn chủ sở hữu do tập đoàn Aeon rót xuống.
Trong giai đoạn gần đây, do triển khai 2 dự án là Aeon Hải Phòng và Aeon Hà Đông, Aeon Việt Nam có tăng vay nợ. Vay ngắn hạn của công ty tính tới cuối năm 2019 đạt 2.076 tỷ đồng, tăng gấp đôi chỉ sau 2 năm.
AEON muốn đầu tư 280 triệu USD xây trung tâm thương mại thứ 3 tại Hà Nội
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.