Tài chính
Mobile money sẽ thúc đẩy thanh toán không tiền mặt cho các dịch vụ công
Tài khoản viễn thông có vùng phủ xấp xỉ 100% dân số, so với tài khoản ngân hàng chỉ có độ phủ 30-40%, được kỳ vọng thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Tại Hội thảo "Xã hội không tiền mặt: chính sách và thực tiễn tại Việt Nam", Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã có kết quả đáng ghi nhận trong năm 2018. Riêng giá trị thanh toán qua thiết bị di động tăng trưởng 170% so với năm 2017.
Thanh toán không tiền mặt mang lại nhiều lợi ích cho người dân khi quá trình giao dịch, thanh toán an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, đồng thời tránh các nguy cơ rủi ro: tiền giả, bị trộm cướp, thất thoát. Với Chính phủ, thanh toán điện tử giúp tăng cường tính minh bạch của nền kinh tế, thu hẹp hoạt động kinh tế ngầm...
Mặc dù vậy, thực tế cho thấy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam có tăng trong thời gian gần đây, những vẫn ở mức thấp. Nguyên nhân do muốn thanh toán không dùng tiền mặt người dân cần phải có tài khoản ngân hàng. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ công như thanh toán viện phí, người dân vẫn ưa chuộng sử dụng tiền mặt nhiều hơn. Một số bệnh viện thuộc Bộ Y tế đã không thể duy trì thanh toán viện phí bằng thẻ sau một thời gian áp dụng vì quá ít người thanh toán bằng thẻ.
Ông Nguyễn Đức Trung, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) chia sẻ, sử dụng tiền điện tử trên thuê bao di động (Mobile money) sẽ là giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt cho các dịch vụ công.
Theo đó, thuê bao của các nhà mạng và công ty nội dung số được nạp tiền chung tài khoản viễn thông để thanh toán khi mua hàng hóa cũng như các dịch vụ thanh toán trực tuyến khác. Mobile Money nhằm cung cấp cho những người chưa có tài khoản ngân hàng và cung cấp qua thiết bị di động với tính năng cung cấp các dịch vụ chuyển khoản, thanh toán, lưu trữ tiền…
Trên thực tế, tài khoản viễn thông có vùng phủ xấp xỉ 100% dân số trong khi tài khoản ngân hàng chỉ có độ phủ 30-40%. Sử dụng tài khoản viễn thông thanh toán thay tiền mặt sẽ giúp việc thanh toán của người tiêu dùng trở nên dễ dàng và đơn giản hơn, có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi với các thiết bị di động được kết nối internet, mà không phải chuyển tiền, tiền mặt hoặc quẹt thẻ.
Trên thế giới, tính đến cuối năm 2018, tiền di động đã có mặt ở 90 quốc gia với 866 triệu tài khoản đã đăng ký. Khách hàng thường xuyên sử dụng tiền di động chi tiêu là 206 USD/ tháng. Ước tính bình quân mỗi ngày có 1,3 tỉ USD được ngành công nghiệp tiền di dộng xử lý.
Điều đáng chú ý là giá trị giao dịch điện tử tiền di động tăng trưởng gấp hai lần giá trị nạp/ rút tiền mặt.
Ông Trung nhận định, Mobile money và các dịch vụ công phát triển sẽ góp phần thanh toán viện phí, học phí, chi trả an sinh xã hội, chi trả điện nước, dịch vụ môi trường.
"Bộ Thông tin truyền thông tiếp tục làm việc với Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan để đề xuất Chính phủ chính sách thí điểm Mobile money. Trước mắt các nhà mạng di động lớn sẽ thực hiện thí điểm. Đảm bảo yêu cầu định danh khách hàng, đặc biệt phải đảm bảo yêu cầu bảo mật", ông Trung nói.
Theo đó, việc thực hiện thí điểm sẽ lưu ý đảm bảo định danh khách hàng qua xác thực thông tin cá nhân thuê bao qua quản lý đăng ký SIM, đồng thời các nhà mạng sẽ phải quản lý mạng lưới đại lý như giám sát hoạt động đại lý, đảm bảo tính thanh khoản của đại lý.
Đặc biệt, theo ông Trung, đối với các nghiệp vụ ngân hàng phải thống nhất nguyên tắc đặt cọc 1:1. nhằm đảm bảo tính hợp pháp trong chi trả, phòng chống rửa tiền; gian lận tài chính...
Theo Hiệp hội di động toàn cầu (Global System Mobile Associations - GSMA), Mobile Money được định nghĩa là các dịch vụ kết nối khách hàng về mặt tài chính thông qua mạng di động. Mobile Money bao gồm các dịch vụ chi trả di động (giao dịch lẻ và thanh toán hoá đơn), chuyển tiền qua mạng di động, chuyển tiền giữa các thuê bao, những giao dịch tín dụng nhỏ, quản lý tài khoản qua máy di động,… và những dịch vụ tương tự.
Theo đó, người sử dụng dịch vụ Mobile Money có thể thanh toán từ xa thông qua điện thoại di động (tiền điện, tiền nước…), chuyển/nhận tiền (nhận/trả tiền tài chính vi mô, nhận tiền kiều hối hoặc tiền của những người đi làm xa gửi tiền về quê), quản lý và lưu trữ tiền (người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể lưu tiền trên điện thoại thay vì phải để tiền dưới chiếu hay để tiền trong người) - đây là dịch vụ dành cho những người nghèo không có tài khoản ngân hàng để giúp họ có thể tiếp cận với những dịch vụ tài chính cơ bản, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Bản chất của dịch vụ Mobile Money là chuyển đổi hình thức của tiền mặt sang tiền điện tử theo tỉ lệ 1:1. Theo đó, đơn vị cung cấp dịch vụ Mobile Money không phải là đơn vị phát hành tiền điện tử vì không tạo ra lượng tiền mới đưa vào lưu thông, mà chỉ chuyển đổi hình thức của tiền mặt để khách hàng có thể sử dụng thanh toán theo 1 hình thức mới. Hình thức này tương tự như thẻ ATM, khi khách hàng nộp tiền mặt để nhận được một khoản tiền điện tử có giá trị tương đương.
Vì đâu mua sắm trực tuyến nhiều nhưng thanh toán điện tử ít?
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.