Một con đường - Một vành đai

Nguyễn Lê - 00:00, 19/07/2017

TheLEADERSáng kiến 'Một Vành đai, Một Con đường' (BRI) sẽ mang đến nhiều ý nghĩa hơn chỉ là việc kết nối thương mại giữa Trung Quốc và các nước châu Á.

Một con đường - Một vành đai
"Con đường tơ lụa thế kỷ XXI" là "trọng tâm của trọng tâm" trong các chính sách của Trung Quốc. Ảnh: wikipedia

Lần đầu được gọi tên năm 2013 bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sáng kiến "Một Vành đai - Một Con đường" (One Belt, One Road - OBOR) được kỳ vọng sẽ tạo ra những liên kết và cơ hội kinh doanh mới cho Trung Quốc.


Ý tưởng “Một vành đai, một con đường” được bắt nguồn từ lịch sử như là sự tồn tại một con đường tơ lụa trên bộ và một con đường tơ lụa trên biển kết nối Trung Quốc với các nước châu Á, châu Phi và châu Âu. 


Trong ba thập kỷ cải cách, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống đường cao tốc, đường sắt từ Bắc vào Nam, từ phía Đông sang khu vực kém phát triển phía Tây và Tây Nam. Sau khi thực hiện được điều này, Trung Quốc coi đó là cơ hội để liên kết với các khu vực ở Nam Á, châu Âu, châu Phi và thậm chí cả châu Mỹ.

Dự án cũng sẽ làm thay đổi các thành phố ở Trung Quốc và những địa danh dọc tuyến đường BRI - từ Thành Đô và Tây An của Trung Quốc cho đến thủ đô Colombo ở Sri Lanka và tiếp tục ở khu vực Đông Nam Á thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng và đầu tư nước ngoài vào các dự án bất động sản mới.

Để biến kế hoạch thành hiện thực, Trung Quốc đang chi khoảng 150 tỷ USD mỗi năm trong việc phát triển cơ sở hạ tầng tại những quốc gia mà liên kết châu Á với châu Âu thông qua dự án Con đường Tơ lụa trước đây. Đó là một động thái mà Trung Quốc tin rằng sẽ bắt đầu "một kỷ nguyên mới của toàn cầu hoá".


Vành đai trên bộ là một tuyến đường được thiết kế gồm 3 nhánh chính: Nối từ Trung Quốc qua Trung Á và Nga tới châu Âu (vùng Baltic); từ Trung Quốc qua Trung Á, Tây Á đến Vịnh Ba Tư, Địa Trung Hải và từ Trung Quốc đến Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương. 

Con đường được xây dựng với mục tiêu hình thành cầu nối Âu - Á và phát triển các hành lang kinh tế Trung Quốc với Mông Cổ, Nga, Trung Á và Đông Nam Á.

Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI chạy từ bờ biển phía Đông Trung Quốc qua Biển Đông và Ấn Độ Dương sang châu Âu và đến Nam Thái Bình Dương. Không chỉ tạo ra một vành đai giao thông trên biển, tuyến đường này còn mang hàm ý xây dựng các hành lang kinh tế qua Ấn Độ Dương, kết nối Trung Quốc với Nam Á, Trung Đông, châu Phi và Địa Trung Hải.

"Nhiều nước thuộc BRI không đủ khả năng tài chính để tự phát triển cơ sở hạ tầng bằng các phương tiện công cộng hay tư nhân. BRI tạo ra một sự khác biệt rất lớn. Với sự hậu thuẫn của Trung Quốc trong chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các quốc gia này thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế".

Giám đốc Nghiên cứu Toàn cầu của JLL, Jeremy Kelly