Tài chính
MSB ghi nhận lợi nhuận khả quan trong quý I
Nhờ đa dạng hóa nguồn doanh thu và tối ưu hóa chi phí hoạt động, kết thúc quý I/2022, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của MSB đạt gần 1.500 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nối tiếp thành công của năm 2021, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) ghi nhận chuyển biến tích cực ở nhiều chỉ tiêu quan trọng trong quý đầu năm. Tốc độ tăng trưởng này phản ánh diễn biến phục hồi của nền kinh tế, dựa trên định hướng tập trung vào nhóm khách hàng tiềm năng và gia tăng thu nhập từ phí.
Theo đó, trong quý I/2022, tổng thu nhập thuần hợp nhất của MSB đạt 2.406 tỷ đồng, trong đó, thu nhập lãi thuần đạt hơn 1.964 tỷ đồng, tăng hơn 38% so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập từ phí tiếp tục có đóng góp lớn khi ghi nhận 336 tỷ đồng, tăng vượt trội 174% so với cùng kỳ 2021 với động lực chính đến từ phát hành thẻ tín dụng, dịch vụ bảo hiểm và hoạt động thanh toán.
Nhờ đa dạng hóa nguồn doanh thu và tối ưu hóa chi phí hoạt động, kết thúc quý I/2022, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của MSB đạt gần 1.500 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính đến 31/3/2022, tổng cho vay khách hàng hợp nhất đạt 110.600 tỷ đồng, tăng gần 24% so với cùng kỳ 2021 với đóng góp chủ yếu từ dư nợ bán lẻ. Số dư huy động từ khách hàng hơn 96.203 tỷ đồng, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) trên tổng tiền gửi của ngân hàng gia tăng từ mức 35,84% của cuối năm 2021 lên mức 38,33% ở cuối quý I/2022.
Đây là kết quả từ việc linh hoạt điều chỉnh chiến lược về sản phẩm và huy động, tại cuối năm 2021, MSB đứng vị trí thứ 3 trên thị trường về tỷ lệ này. Yếu tố quan trọng này là một trong những giải pháp chủ chốt để MSB tăng hiệu quả kinh doanh dựa trên tối ưu chi phí vốn.
Cùng với đó, hành trình chuyển đổi số mà MSB triển khai mạnh mẽ nhiều năm qua, đặc biệt với những dự án trọng điểm như Nhà máy số (Digital Factory) hay hiện đại hóa Core Banking đã đưa tỷ lệ chi phí trên doanh thu (CIR) của MSB tiếp tục giảm xuống còn 30,77% khi kết thúc quý I/2022.
Bên cạnh tăng trưởng kinh doanh, MSB cũng tập trung phát triển bền vững. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều diễn biến khó lường, MSB tiếp tục củng cố các chỉ tiêu an toàn hoạt động, tăng cường quản trị rủi ro và nâng cao chất lượng tài sản.
Chiến lược kiểm soát nợ xấu thể hiện hiệu quả khi đạt kết quả tích cực, đến cuối quý I/2022, tỷ lệ nợ xấu (mảng ngân hàng riêng lẻ tính theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN) chỉ ở mức 1,29%. Điều này phản ánh chất lượng tài sản tốt của MSB với danh mục tín dụng được quản lý chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro, tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng phát triển dài hạn và phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch như sản xuất, y tế, giáo dục, xuất khẩu, năng lượng tái tạo….
Các tỷ lệ an toàn khác của MSB trong quý I/2022 tiếp tục được duy trì ở mức tốt, tiêu biểu như tỷ lệ an toàn vốn (CAR) hợp nhất theo Thông tư 41 của Ngân hàng đạt 12,06%, cao hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Kết quả kinh doanh quý I/2022 khả quan là bước đệm để MSB hoàn thành chỉ tiêu 2022 mà Đại hội đồng cổ đông phê duyệt ngày 25/4 vừa qua. Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.800 tỷ đồng, tăng gần 34% so với năm 2021, tổng tài sản đạt 233 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 14% so với năm trước. Tăng trưởng tín dụng được ngân hàng kỳ vọng ở mức 25% (tùy thuộc vào sự phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước). Song song với mục tiêu về tăng trưởng, MSB cũng bám sát với mục tiêu kiểm soát tốt nợ xấu dưới 3%.
MSB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 34% năm 2022
Ước mơ có nhà và cám dỗ từ những gói vay 'rẻ như cho'
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
Ước mơ có nhà và cám dỗ từ những gói vay 'rẻ như cho'
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.