Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Đối mục tiêu tăng trưởng kinh tế, luôn phải cân nhắc xem có thực sự hợp lý hay không bởi nền kinh tế sẽ phải đánh đổi những gì để có được sự tăng trưởng đó…
"Mục tiêu tăng trưởng 6,7% là hợp lý"
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
“Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang tăng trưởng dưới tiềm năng, chính vì vậy, việc Chính phủ muốn đạt được mức tăng trưởng 6,7% trong năm 2017 là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế. Hơn nữa, nếu trong năm nay không đạt được mức tăng trưởng này, bội chi ngân sách và nợ công có thể sẽ vượt ngưỡng đề ra. Do đó, vấn đề quan trọng hiện nay là giải pháp thực hiện để đạt mức tăng trưởng này như thế nào.
Thứ nhất là vấn đề nâng cao năng xuất lao động, giảm chi phí nhằm đem lại hiệu quả tăng trưởng đối với nền kinh tế.
Thứ hai là việc giảm chi phí để tăng thu ngân sách. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ từng tuyên bố năm 2017 là năm giảm chi phí, tuy nhiên, đến nay đã hết 6 tháng đầu năm nhưng vẫn chưa thấy kế hoạch giảm và giảm ở đâu. Hiện mới chỉ có lãi xuất ngân hàng giảm giảm, còn các chi phí khác như chi phí vận tải, giá đất một số địa phương vẫn đang tăng khá mạnh.
Thứ 3 là cần siết chặt hơn nữa việc nộp thuế của các hộ gia đình kinh doanh.
Thứ 4, nên chú ý đến khả năng phát triển của thị trường chứng khoán. Nếu thực hiện tốt việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thị trường chứng khoán sẽ còn tiềm năng tăng trưởng hơn nữa trong thời gian tới. Từ đó, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Thứ 5, cải cách, tái cơ cấu ngân sách nhằm chi tiêu ngân sách một cách hợp lý, hiện mức chi thường xuyên đang quá lớn gây lãng phí, kém hiệu quả..
Thứ 6, đẩy mạnh việc thực hiện cuộc cách mạng 4.0 đối với các doanh nghiệp".
Cần giải bài toán: Muốn tăng trưởng phải đánh đổi những gì?
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.
"Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện đang ở cận mức tiềm năng. Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định đến những chính sách đề ra cho việc phát triển. Bởi, nếu tăng trưởng kinh tế duới mức tiềm năng, giải pháp kích cầu sẽ được áp dụng, tuy nhiên, kinh tế của chúng ta đang tăng trưởng sát tiềm năng thì kích cầu chỉ là một phần, chính sách giữ vai trò chủ chốt đối với việc phát triển phải là cải cách để kích cung.
Bài toán cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững cần phải nhìn nhận và đánh giá một cách hết sức cẩn trọng. Nếu chỉ nhìn vào tăng trưởng trước mắt để phát triển trong ngắn hạn thì sẽ quên đi các yếu tố cải cách nền kinh tế để phục vụ cho phát triển lâu dài.
Đối với tăng trưởng, chúng ta luôn luôn phải cân nhắc xem nó có thực sự hợp lý hay không? Nền kinh tế của Việt Nam sẽ phải đánh đổi những gì (như nợ công, ngân sách. cán cân thương mai...) để có được sự tăng trưởng đó…
Nhằm tăng trưởng một cách bền vững, điều cốt yếu là sử dụng nguồn lực đã có một cách hiệu quả như cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp… Nếu nền kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% nhưng các vấn đề phát triển bền vững không làm tốt thì tất yếu sẽ gây những hệ lụy rất lớn cho trong tương lai".
Tăng trưởng trong năm 2017 phải dựa vào trọng cầu
TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế, Viện Kinh tế Tài chính - Học viện Tài chính
"Chính phủ đang đặt các giải pháp tăng trưởng kinh tế dựa vào trọng cung, tức tăng khai thác, tăng xuất khẩu… đó là một lựa chọn sai lầm. Theo tôi, để tăng trưởng trong năm 2017 phải dựa vào trọng cầu.
Lấy một ví dụ, nếu tính khu vực tiêu dùng tăng 7%, đóng góp 8,5% vào tăng trưởng GDP; tích lũy đầu tư tăng 9,5% đóng góp 4,2 vào tăng trưởng GDP. Trong khi đó, xuất khẩu tăng 18.9% , nhưng chỉ vì nhập siêu 2,7 tỷ USD mà làm giảm tăng trưởng 7,01 %. Như vậy, giải pháp để tăng trưởng kinh tế 6,7 % là phải tăng tiêu dùng và giảm nhập siêu".
TS. Cấn Văn Lực, Phó tổng giám đốc, cố vấn cao cấp Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV
"Không nên tập trung vào công nghiệp khai khoáng để tăng cung cho nền kinh tế. Bởi giá dầu thời gian tới có thể tăng trở lại nhưng hiện nay do nguồn cung đang dồi dào, giá dầu không đạt được mức tăng 27% như dự báo, chính vì vậy nếu chúng ta khai thác và xuất khẩu quá mức ở thời điểm hiện tại sẽ rất bất lợi về sau này.
Thay vào đó, nên tập trung vào lĩnh vực tiêu dùng, kích thích tiêu dùng cá nhân sẽ tạo tăng trưởng rất tốt cho nền kinh tế. Trong đó, kích thích tiêu dùng thông qua phát triển du lịch cũng là một giải pháp. Bởi du lịch trong năm 2017 ước tính doanh thu khoảng 500.000 tỷ, chỉ cần tăng 2 - 5 % doanh thu cũng giúp tăng đáng kể thu ngân sách. Bên cạnh đó là kích thích cho vay tiêu dùng".
Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế và chính sách
Đây là thời điểm Việt Nam cần xem xét lại cách thức tăng trưởng vì bối cảnh hội nhập đang thay đổi. Các tư duy ngắn hạn, mang tính đối phó với sự suy giảm tăng trưởng như nỗ lực tăng thêm vốn, đẩy nhanh giải ngân các công trình công, hoặc tăng sản lượng khai thác dầu thô,… có thể vừa không khả thi, vừa xóa nhòa những quyết tâm cải cách.
Về lạm phát, với mức giá giảm xuống thấp như trong quý II, chúng tôi cho rằng Chính phủ có nhiều không gian hơn để điều hành chính sách tiền tệ và các chính sách liên quan như điều chỉnh giá các dịch vụ công thiết yếu, cũng như nới rộng chính sách tiền tệ và tăng trưởng tín dụng nhằm kích thích kinh tế.
Đối với chi ngân sách, thực trạng chậm giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển đã ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng, thị trường việc làm cũng như hiệu quả sử dụng vốn. Việc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ cấp thiết và cũng đã được đề cập cụ thể trong chỉ đạo của Chính phủ trong phiên họp chiều ngày 4/7 vừa qua. Trong khi đó, chi thường xuyên không những không giảm đi mà thậm chí còn tăng với tốc độ cao hơn so với các năm trước dẫn tới sự gia tăng không ngừng của chi ngân sách cho trả nợ cả gốc và lãi.
Do đó, Chính phủ cần thực hiện quyết liệt các biện pháp thắt chặt chi thường xuyên như chính sách tinh giảm biên chế, thoái vốn khỏi các doanh nghiệp Nhà nước cũng như nâng cao hiệu quả chi phí quản trị nhà nước.
Đồng thời, để giảm sức ép đối với ngân sách và tránh lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn nước ngoài, việc thực hiện các biện pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư tư nhân, nâng cao năng lực cạnh tranh cho khu vực này.
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.