Tài chính
Nam A Bank nhân rộng thanh toán không tiền mặt với mô hình chợ 4.0
Nửa đầu năm 2023, chương trình "Chợ 4.0 – cuộc sống không tiền mặt" của Nam A Bank đã phủ sóng tại các chợ truyền thống lớn tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác.
Với chương trình này, thay vì sử dụng tiền mặt để thanh toán như trước, giờ đây tiểu thương và người dân có thể mua bán hàng hóa bằng việc quét mã QR hoặc chuyển tiền qua Open Banking một cách nhanh chóng, an toàn và bảo mật.
Thay đổi thói quen thanh toán tại chợ truyền thống
Trước đây, dùng tiền mặt mua bán tại chợ là một phương thức thanh toán truyền thống. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thanh toán theo phương thức này hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro như: tiền rách, tiền lẻ, dễ rớt hoặc bị mất cắp, khó quản lý tài chính… Đặc biệt, từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát việc lưu thông tiền mặt còn dẫn đến nguy cơ lây lan virus, ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi đó, tiểu thương và người mua hàng tại các chợ truyền thống cũng đã dịch chuyển từ sử dụng tiền mặt sang các phương thức thanh toán điện tử.
Là chủ của một cửa hàng tạp hóa buôn bán gần 20 năm tại chợ Tân Định – TP.HCM, Chị Nga cho biết, trước giờ chị chỉ dùng tiền mặt để buôn bán, nhập hàng hóa, vì lớn tuổi và không rành công nghệ nên chị rất ngại chuyển khoản. Tuy nhiên, hiện nay, do nhu cầu của nhà cung cấp và người mua hàng chị cũng đã bắt đầu sử dụng thanh toán điện tử và cảm thấy khá đơn giản, không phức tạp như chị đã nghĩ mà lại còn nhanh chóng, tiện lợi.
Cũng như chị Nga, anh Hùng – một tiểu thương buôn bán hàng khô tại chợ Bình Tây chia sẻ quanh năm suốt tháng chỉ biết buôn bán, nguồn thu chi đều dùng tiền mặt, nhiều lúc không tránh khỏi rủi ro đếm tiền nhầm, nhận tiền rách. Từ khi sử dụng tài khoản ngân hàng giao dịch và quản lý tiền, Anh Hùng có thể tính toán được tổng thu nhập sau một ngày bán mà không mất nhiều thời gian để đếm tiền cuối ngày. Hơn nữa, anh cũng trang bị mã QR đặt tại quầy hàng để người mua có thể quét thanh toán ngay mà không cần trả tiền mặt, chờ đợi thối tiền, đổi tiền lẻ,..
.jpg)
Không chỉ có tiểu thương, người dân đi chợ cũng có những trải nghiệm hài lòng, thuận tiện khi sử dụng các phương thức thanh toán điện tử như chuyển khoản, quét mã QR,.... Chị Thương – một người dân quận 6 bày tỏ: “Mỗi lần cầm tiền đi chợ, tôi thường cảm thấy lo lắng lỡ đâu bị rớt hoặc mất cắp lúc chen chúc vào chợ đông người. Giờ đây, các quầy hàng đã có mã QR, chỉ cần dùng điện thoại quét là thanh toán dễ dàng, không cần phải ra ngân hàng, ATM rút tiền”.
Có thể thấy, việc triển khai các phương thức thanh toán điện tử không chỉ dừng lại ở các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng… mà nay đã được tiếp cận rất gần đến với những mô hình buôn bán nhỏ lẻ như hàng quán vỉa hè, chợ dân sinh… Qua đó, giúp các tiểu thương và người dân đi chợ tiếp cận với công nghệ thanh toán hiện đại, giảm thiểu các rủi ro khi sử dụng tiền mặt. Hơn nữa, việc quản lý dòng tiền, số hóa sổ sách bán hàng của tiểu thương cũng được tối ưu hiệu quả, chính xác hơn.
Người bán và người mua quản lý tài chính dễ dàng
Bắt nhịp cùng sự lên ngôi của thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt cũng như mong muốn đáp ứng tối đa nhu cầu của người dân, các ngân hàng đã tích cực triển khai đa dạng dịch vụ Ngân hàng số, công nghệ hiện đại cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Không nằm ngoài xu thế phát triển này, Nam A Bank – ngân hàng tiên phong chuyển đổi số đã triển khai và phổ biến rộng rãi các phương thức thanh toán điện tử đến với người dân. Trong 6 tháng đầu năm 2023, mô hình chợ 4.0 – cuộc sống không tiền mặt của Nam A Bank đã được phủ sóng khắp các chợ lớn ở TP. Hồ Chí Minh như chợ Bến Thành, Tân Định, Bình Tây… và nhiều chợ ở các tỉnh thành khác như chợ Uông Bí (Quảng Ninh), Đông Ba (Huế), chợ Siêu thị Đà Nẵng…
.jpg)
Với mô hình chợ 4.0, chỉ cần một chiếc smartphone có kết nối internet, vài thao tác đơn giản tải Open Banking, đăng ký mở tài khoản Nam A Bank là khách hàng đã có thể thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán tiện lợi, nhanh chóng, an toàn. Đặc biệt, Open Banking còn có tính năng quản lý điểm bán miễn phí giúp tiểu thương quản lý doanh thu hiệu quả đối với các giao dịch thanh toán bằng mã VietQR trên chính tài khoản thanh toán được đăng ký Điểm bán. Bên cạnh đó, khách hàng còn được hưởng những ưu đãi đặc biệt như: miễn 100% các loại phí; tặng tài khoản số đẹp theo số điện thoại, số CCCD; giảm đến 50% phí mở tài khoản số đẹp 6 số, 9 số cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.
.jpg)
Đại diện Nam A Bank cho biết: “Nam A Bank triển khai chương trình chợ 4.0 – cuộc sống không tiền mặt tại các chợ truyền thống nhằm khuyến khích tiểu thương và người dân thay đổi thói quen, dịch chuyển từ việc sử dụng tiền mặt sang sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó, giúp các giao dịch giữa người bán và người mua thuận lợi và an toàn hơn, đồng thời thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn. Mục tiêu từ nay đến hết năm 2023, chợ 4.0 của Nam A Bank sẽ tiếp tục được nhân rộng đến các chợ tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc”.
Ngoài ra, Open Banking của Nam A Bank được tích hợp công nghệ hiện đại giúp khách hàng giao dịch mọi lúc mọi nơi, tối ưu hóa trải nghiệm như: tính năng chuyển khoản nhanh NAPAS 247; thanh toán bằng quét mã QR trên Open Banking chuyển khoản cực kỳ nhanh chóng, an toàn và bảo mật, chỉ cần một chạm quét mã QR là khách hàng hoàn tất giao dịch trong tích tắc; thanh toán hóa đơn; nạp tiền điện thoại; yêu cầu chuyển tiền; đặt lịch hẹn giao dịch; trợ lý ảo (Chatbot)…
Trước đó, nằm trong chuỗi hoạt động “không tiền mặt” dành cho khách hàng đam mê trải nghiệm, du lịch, Nam A Bank đã triển khai chương trình “Du lịch 4.0 – Du lịch không tiền mặt” mang đến khách hàng cơ hội trải nghiệm bộ đôi sản phẩm “Thẻ tín dụng Nam A Bank và Open Banking” và nhận nhiều quà tặng.
Không chỉ dừng lại ở đó, sắp tới Nam A Bank sẽ tiếp tục chú trọng đầu tư thêm nhiều giải pháp số hiện đại, hướng đến mục tiêu phục vụ khách hàng một cách tốt nhất cũng như tăng cường thúc đẩy chuyển đổi số theo xu hướng nền kinh tế hiện nay.
Nam A Bank tiên phong triển khai tính năng quản lý điểm bán
Nam A Bank tiên phong triển khai tính năng quản lý điểm bán
Nam A Bank hôm nay tiếp tục phát triển tính năng quản lý điểm bán trên Open Banking dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức với nhiều tiện ích vượt trội. Bước đi tiên phong này của Nam A Bank sẽ góp phần hỗ trợ hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa chi phí, tiết kiệm thời gian, nhân sự cho khách hàng.
Nam A Bank hoàn thành chiến lược mở rộng mạng lưới năm 2023
Nam A Bank ngày 27/5 đã khai trương Chi nhánh Bắc Ninh và vào đầu tháng 6 sẽ tiếp tục đưa vào hoạt động Phòng giao dịch Yên Thành (Nghệ An). Sự kiện này đánh dấu cột mốc hoàn thành chiến lược mở rộng mạng lưới năm 2023 của Nam A Bank, nâng tổng số đơn vị kinh doanh lên gần 250 điểm trên toàn quốc, trong đó gần 150 điểm giao dịch truyền thống và gần 100 điểm giao dịch số tự động ONEBANK.
Khách hàng trải nghiệm hệ sinh thái ngân hàng số Nam A Bank
Tại sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng 2023 hôm nay, Nam A Bank tiếp tục giới thiệu đến khách hàng nhiều công nghệ tài chính đột phá cùng những trải nghiệm đặc biệt với hệ sinh thái ngân hàng số Nam A Bank.
Nam A Bank lãi hơn 763 tỷ đồng trong quý I
Kết quả kinh doanh quý I năm 2023 của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng và hoạt động ý nghĩa. Đây là minh chứng cho hoạt động kinh doanh ổn định, minh bạch, sớm bắt kịp xu hướng thị trường của Nam A Bank để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.