Năm thuận lợi phục hồi của ngành thủy sản

Trần Anh Chủ nhật, 06/02/2022 - 09:48

Cùng với thị trường Mỹ, nhu cầu thủy sản được kỳ vọng sẽ phục hồi tại Châu Âu và Trung Quốc sau 2 năm liên tiếp ở mức thấp, nhờ tác động của Hiệp định EVFTA và nới lỏng hạn chế tại các cảng của Trung Quốc, cùng với đó là giá bán bình quân sẽ tiếp tục xu hướng tăng.

Năm 2021, chuỗi giá trị thủy sản tiếp tục bị gián đoạn, gây tác động tiêu cực đến nguồn cung và logistics của ngành thủy sản, trong khi nhu cầu đã tăng dần tại các thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu do HORECA dần mở cửa trở lại trong năm.

Các biện pháp giãn cách xã hội ở Việt Nam trong quý III/2021 đã ảnh hưởng đến ngành thủy sản quy mô nhỏ và gây ra tình trạng thiếu lao động cho các công ty. Các nhà sản xuất phải đối mặt với áp lực chi phí lạm phát, bao gồm cả nguyên liệu thô và thức ăn chăn nuôi.

Bên cạnh đó, hầu hết các công ty xuất khẩu (đặc biệt là các công ty ở châu Á) phải chịu chi phí gia tăng do thiếu container, giá cước vận chuyển tăng (chi phí vận chuyển từng chiếm 1,5% doanh thu so với 4,5% doanh thu trong năm 2021 của các công ty xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam) và tình trạng tắc nghẽn cảng kéo dài.

Trong bối cảnh cạnh tranh đối với tôm, trong khi Ấn Độ vẫn đang vật lộn với sự gián đoạn chuỗi giá trị, thì Ecuador nổi lên với thành công tuyệt đối, tiếp theo là Việt Nam và Indonesia. Xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu tiếp tục tăng mạnh 13% so với cùng kỳ, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chậm hơn do các quy định nghiêm ngặt về dịch Covid- 19 tại các cảng biển Trung Quốc.

Đối với xuất khẩu cá tra, Việt Nam vẫn duy trì vị trí dẫn đầu. Tăng trưởng xuất khẩu được thúc đẩy bởi thị trường Mỹ khi tăng trưởng 50% so với cùng kỳ cả về sản lượng và giá, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc và Châu Âu vẫn kém khả quan khi giảm lần lượt 26% và 20% so với cùng kỳ. Giá cá tra chạm đáy trong quý IV/2020, sau đó dần phục hồi trở lại. Giá cá tra bình quân tại Mỹ hiện đạt 3,40 USD/kg, tăng 50% so với cùng kỳ và tương đương 75% mức giá đỉnh trong năm 2018.

Theo VASEP dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,9 tỷ USD, tăng gần 6% so với năm 2020. Bước sang năm 2022, ngành thủy sản được dự báo tiếp tục đà phục hồi.

Nhóm phân tích của SSI Research đánh giá, với sự không chắc chắn về các biến thể mới của Covid-19, kế hoạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2022 vẫn khiêm tốn ở mức 8,73 tấn về sản lượng và 9 tỷ USD về giá trị, gần như không tăng trưởng.

Theo SSI, ngành thủy sản năm 2022 sẽ tương tự như năm 2021 ở một số khía cạnh như nhu cầu tăng mạnh từ việc mở cửa trở lại của các nền kinh tế, áp lực chi phí nguyên liệu thô kéo dài và chi phí vận chuyển cao.

Ngoài thị trường Mỹ, nhu cầu thủy sản được kỳ vọng sẽ phục hồi tại Châu Âu và Trung Quốc sau 2 năm liên tiếp ở mức thấp, nhờ tác động của Hiệp định EVFTA và nới lỏng hạn chế thủy sản tại các cảng của Trung Quốc, kéo theo đó là giá bán bình quân sẽ tiếp tục xu hướng tăng.

Dữ liệu của AgroMonitor cho thấy nguồn cung cá tra giảm 14% so với cùng kỳ trong tháng 11 tháng năm 2021. Theo VASEP, diện tích nuôi cá tra giảm 30-50% so với cùng kỳ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung tạm thời trong quý I/2022. Điều này sẽ làm tăng thêm chi phí cho cá nguyên liệu và có thể làm giảm biên lợi nhuận của các công ty sản xuất trong quý I/2022 vì rất khó để chuyển hoàn toàn sang giá bán bình quân. Do chu kỳ nuôi cá tra là 6 tháng và giá cá nguyên liệu đã tăng nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ giảm dần trong quý II/2022.

Nhìn chung, với đà phục hồi của thị trường, lợi nhuận của các doanh nghiệp thủy sản lớn được dự báo sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2022. SSI ước tính Vĩnh Hoàn có thể tăng trưởng lợi nhuận sau thuế khoảng 30% trong năm nay, dựa trên giả định giá bán bình quân cá tra philê tăng 10%; thủy sản Sao Ta thậm chí có thể tăng trưởng lợi nhuận xấp xỉ 50%, nhờ vào sản lượng tăng mạnh và việc mở rộng công suất gần đây.

Thủy sản đạt nhiều thành tựu bất chấp đại dịch

Thủy sản đạt nhiều thành tựu bất chấp đại dịch

Tiêu điểm -  3 năm
Năm 2021, ngành thủy sản đạt được nhiều thành tựu dù trải qua khoảng thời gian vô cùng khó khăn trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4.
Thủy sản đạt nhiều thành tựu bất chấp đại dịch

Thủy sản đạt nhiều thành tựu bất chấp đại dịch

Tiêu điểm -  3 năm
Năm 2021, ngành thủy sản đạt được nhiều thành tựu dù trải qua khoảng thời gian vô cùng khó khăn trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4.
'Gà đẻ trứng vàng' Gemalink giúp Gemadept bội thu quý I/2025

'Gà đẻ trứng vàng' Gemalink giúp Gemadept bội thu quý I/2025

Doanh nghiệp -  1 ngày

Quý I/2025 chứng kiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi cao nhất trong lịch sử hoạt động của Gemadept.

CC1 vào guồng tăng trưởng với loạt dự án trị giá 30.000 tỷ đồng

CC1 vào guồng tăng trưởng với loạt dự án trị giá 30.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp -  1 ngày

Bên cạnh vai trò nhà thầu xây dựng, CC1 còn coi lĩnh vực điện hạt nhân, metro và phát triển bất động sản là những động lực tăng trưởng.

Lợi nhuận Thế Giới Di Động quý I/2025 tiệm cận đỉnh cũ

Lợi nhuận Thế Giới Di Động quý I/2025 tiệm cận đỉnh cũ

Doanh nghiệp -  1 ngày

Chuỗi Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di Động liên tục tăng trưởng cả về lượng và chất sau tái cấu trúc, với mục tiêu doanh thu lên tới 10 tỷ USD năm 2030.

WHA tăng tốc đầu tư khu công nghiệp ở Việt Nam giữa căng thẳng thuế quan

WHA tăng tốc đầu tư khu công nghiệp ở Việt Nam giữa căng thẳng thuế quan

Doanh nghiệp -  1 ngày

Dù kinh tế toàn cầu đầy biến động, Tập đoàn WHA vẫn liên tiếp công bố hàng loạt dự án mở rộng tại Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn.

EVNGenco3 ‘nếm trái đắng’ vì lỗ tỷ giá

EVNGenco3 ‘nếm trái đắng’ vì lỗ tỷ giá

Doanh nghiệp -  2 ngày

EVNGenco3 là doanh nghiệp có công suất phát điện lớn nhất đang niêm yết trên HoSE nhưng do sử dụng vốn vay ngoại tệ lớn nên liên tục “nếm trái đắng” vì lỗ tỷ giá.

Bộ đệm dự phòng mỏng hơn, ACB đối mặt bài toán nợ xấu ra sao

Bộ đệm dự phòng mỏng hơn, ACB đối mặt bài toán nợ xấu ra sao

Tài chính -  27 phút

Việc Thông tư 02 hết hiệu lực đã dẫn đến một số khoản vay bị phân loại lại, qua đó ảnh hưởng đến các chỉ số về nợ xấu của ACB.

Hệ sinh thái sống và nghỉ dưỡng đẳng cấp tại Thanh Xuan Valley

Hệ sinh thái sống và nghỉ dưỡng đẳng cấp tại Thanh Xuan Valley

Bất động sản -  32 phút

Kế thừa kinh nghiệm phát triển những điểm đến vươn tầm quốc tế tại Phú Quốc, Hạ Long hay Viêng Chăn (Lào), BIM Land đã thiết lập tại Thanh Xuan Valley một hệ sinh thái sống đẳng cấp gồm hơn 240 tiện ích và dịch vụ 5 sao, chạm đến những chuẩn mực sống mới của giới thượng lưu.

Doanh nghiệp tư nhân và cuộc đối thoại đặc biệt của Thủ tướng

Doanh nghiệp tư nhân và cuộc đối thoại đặc biệt của Thủ tướng

Tiêu điểm -  42 phút

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các "chiến sĩ trên mặt trận kinh tế" và toàn dân thi đua làm giàu, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Chuyển đổi IFRS: Bước nhảy chiến lược của doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi IFRS: Bước nhảy chiến lược của doanh nghiệp Việt

Diễn đàn quản trị -  16 giờ

Hành trình chuyển đổi IFRS giữa kỷ nguyên số hóa mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp Việt.

'Bộ tứ trụ cột' tạo động lực để Việt Nam cất cánh

'Bộ tứ trụ cột' tạo động lực để Việt Nam cất cánh

Leader talk -  16 giờ

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bốn nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới.

Khối ngoại bất ngờ mua ròng nghìn tỷ trên thị trường chứng khoán

Khối ngoại bất ngờ mua ròng nghìn tỷ trên thị trường chứng khoán

Tài chính -  21 giờ

Sự trở lại của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang lấy lại đà tăng. Dòng tiền tiếp tục tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành.

Quản trị trong thời khủng hoảng

Quản trị trong thời khủng hoảng

Tủ sách quản trị -  23 giờ

Cuốn sách kinh điển "Quản trị trong thời khủng hoảng" của Peter Drucker cung cấp tư duy chiến lược giúp CEO điều hướng doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và tái định hình tăng trưởng.