Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Năm 2021, ngành thủy sản đạt được nhiều thành tựu dù trải qua khoảng thời gian vô cùng khó khăn trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4.
Khi các địa phương miền Nam thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc chỉ thị 16, 16+, các doanh nghiệp thủy sản rơi vào tình thế khó khăn nghiêm trọng. Doanh nghiệp buộc phải áp dụng giải pháp “3 tại chỗ”, một giải pháp mang tính tình thế, duy trì hoạt động sản xuất nhưng với chi phí đội lên rất nhiều lần.
Chứng kiến những bước khởi sắc từ đầu năm nhưng đến cuối tháng 8/2021, tại nhiều địa phương, công suất hoạt động của doanh nghiệp thủy sản chỉ còn từ 10 – 30%. Doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng, thấp thỏm nỗi lo bị hủy đơn hàng, mất thị trường, mất đối tác.
Ngay sau khi những biện pháp hạn chế được nới lỏng, các doanh nghiệp thủy sản, dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đã nhanh chóng bắt nhịp phục hồi, tập trung giải quyết những đơn hàng tồn đọng, tăng cường hoạt động để tận dụng thị trường cuối năm.
Kết quả, cả năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2020. Về khối lượng đạt 8,73 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020.
Xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt mức kỷ lục 2 tỷ USD, tăng tới 27% so với năm 2020. Ở các thị trường lớn khác như EU, Úc, Nhật Bản… kim ngạch xuất khẩu cũng tăng trung bình từ 10 – 30%.
Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm kỷ lục, chỉ còn 1,1 tỷ USD, bằng 83% so với cùng kỳ, do Trung Quốc vẫn theo đuổi biện pháp “zero Covid-19” dẫn đến những khó khăn trong hoạt động thông quan xuất nhập khẩu.
Giá trị xuất khẩu sang các thị trường tiên tiến tăng cao một phần nhờ vào giá thủy sản tăng, đặc biệt vào những tháng cuối năm khi nhu cầu tăng cao, nguồn cung thấp. Tuy nhiên, đây cũng là nỗ lực không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp thủy sản khi nhanh chóng khôi phục sản xuất, linh hoạt tìm kiếm thị trường thay thế khi khó xuất sang thị trường truyền thống là Trung Quốc.
Một trong những thành tựu của ngành thủy sản năm 2021 được Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) là ngành đã tích cực tham gia vào quá trình vận động, đề xuất, phản biện chính sách.
Những ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp thủy sản đã được Chính phủ và các bộ, ngành tích cực tiếp thu, xử lý, có thể kể đến như kiến nghị về chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt khó khăn do Covid-19; kiến nghị sửa đổi dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020…
Theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2022 là cơ hội tốt để ngành thủy sản tăng trưởng, tận dụng giai đoạn nhu cầu tiêu dùng tăng cao, nền kinh tế thế giới phục hồi mạnh mẽ.
Với độ phủ vaccine cao, Việt Nam thực hiện chiến lược “sống chung với Covid-19” cũng là yếu tố tạo ra sự ổn định cho doanh nghiệp tập trung sản xuât, xuất khẩu thủy sản.
Tuy nhiên, nhiều khó khăn vẫn còn tiếp diễn với ngành thủy sản, có thể kể đến như chi phí vận tải đường biển, chi phí đầu vào vẫn đang tăng cao; dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào; thủy sản khai thác của Việt Nam vẫn nằm trong danh sách chịu “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu; thủy sản Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh như Ấn Độ, Ecuador cũng đang nỗ lực tận dụng giai đoạn kinh tế thế giới phục hồi…
Tổng cục Thủy sản nhận định, phòng chống dịch hiệu quả và tập trung gỡ thẻ vàng của EU vẫn là nội dung trọng tâm cần được triển khai trong năm 2022 để hỗ trợ ngành thủy sản.
Cùng với đó, thay mặt cộng đồng doanh nghiệp thủy sản, VASEP cho biết sẽ đẩy mạnh đầu tư, nghiên cứu nâng cao chất lượng con giống. Đây là yếu tố quan trọng, đóng vai trò quyết định cho năng lực cạnh tranh của nhiều mặt hàng thủy sản chủ lực như tôm hay cá tra.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.